Top 7 địa điểm ban hành lệnh cấm với phụ nữ

Đền thờ Hồi giáo Haji Ali Dargah

Đền thờ Hồi giáo Haji Ali Dargah là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của Mumbai, dùng để vinh danh thánh Pir Haji Ali Bukhari hồi thế kỷ 15. Địa điểm này cũng được đặt một phần của vị thánh, mỗi ngày thu hút từ 15.000 đến 20.000 lượt người thăm viếng, thuộc đủ tầng lớp, tôn giáo và sắc tộc. Thế nhưng, đến tháng 7.2012, một nhóm du khách nữ giới phát hiện ra rằng khu vực thiêng liêng nhất của đền thờ, tức chính điện, là nơi không còn chào đón phụ nữ. Những người giữ đền cho rằng thật là không phù hợp luật Sharia nếu cho phụ nữ thăm mộ phần và họ đã có sự điều chỉnh thích hợp để bảo đảm mọi thứ đều hợp pháp.

Đến tháng 11.2012, tin tức về sự thay đổi trên đã lan rộng, tạo nên một làn sóng giận dữ của nhiều tổ chức bảo vệ quyền lợi phụ nữ. Theo những người phản đối thì đây là hành động phân biệt đối xử một cách thô bạo đối với phái yếu, hủy hoại đi tiếng tăm của Hồi giáo tại Ấn Độ. Thế nhưng, chính quyền New Delhi từ chối can thiệp một vấn đề thuần túy tôn giáo trên và kết quả là đến ngày nay lệnh cấm trên vẫn có hiệu lực tại đền Dargah.

Đền thờ Thần Kartikeya

Đền thờ Thần Kartikeya, Pushkar, Ấn Độ cũng là một nơi cấm phụ nữ. Và lý do được đưa ra là theo truyền thuyết, thần Kartikeya sẽ nguyền rủa bất cứ người phụ nữ nào bước vào đây thay vì ban phúc cho họ.

Đền Ranakpur Jain

Đền Ranakpur Jain, Ấn Độ là một ngôi đền được xây dựng hoàn toàn bằng đá cẩm thạch trắng. Lệnh cấm phụ nữ ở đây được “nới lỏng” hơn một chút so với những nơi vừa rồi, đó là việc họ chỉ cấm phụ nữ khi tới kì “đèn đỏ”. Bởi vì lý do là ngôi đền được xây dựng hoàn toàn bằng đá cẩm thạch và thờ phụng các vị thần của Kỳ Na giáo, vậy nên những phụ nữ đang có kinh nguyệt tuyệt đối không được bước chân vào.

Đền thờ thần Ayyappa

Đền thờ thần Ayyappa, Sabrimala, thuộc Ấn Độ cấm tất cả phụ nữ trong độ tuổi có kinh nguyệt từ 10 đến 50 tuổi, tham gia cầu nguyện tại ngôi đền theo đạo Hindu này. Trong thực tế, sau khi để cho một phụ nữ 35 tuổi bước vào đền, một vị linh mục đã phải thực hiện nghi lễ thanh tịnh. Cũng đã có một số kiến nghị xem xét để huỷ bỏ lệnh cấm được trình lên Tòa án tối cao Ấn Độ, thế nhưng cho đến nay thì nó vẫn chưa được thông qua.

Núi Omine

Núi Omine của Nhật Bản đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 2004, thế nhưng vì lệnh cấm tồn tại nhiều thế kỷ qua, phụ nữ vẫn chưa bao giờ đặt chân được đến nơi này. Trong hơn 1.300 năm, chỉ có đàn ông mới được bước trên con đường dẫn đến ngôi chùa nằm trên đỉnh cách mặt nước khoảng 1.720 m. Luật lệ được ban hành bởi các nhà sư cho rằng phụ nữ chính là nguyên nhân gây xao nhãng tới việc tu thành chính quả của các vị sư trên chùa. 

Ngày nay, lệnh cấm quái gỡ này vẫn còn tồn tại và bất chấp chính phủ Nhật Bản vào năm 1872 đã ra sắc lệnh phá bỏ mọi rào cản chống nữ giới tại nhiều ngọn núi trên toàn quốc, kể cả núi Phú Sĩ. Thế nhưng, đỉnh Omine vẫn phớt lờ mọi thứ và nhất quyết kháng cự đến tận cùng mọi sự cám dỗ từ phái đẹp. Quá bức xúc, những nhóm bảo vệ quyền lợi nữ giới đã ra sức vận động chính quyền và LHQ để có thể ngăn đỉnh Omine được đưa vào danh sách di sản thế giới, thế nhưng kết quả cuối cùng thì ai cũng đã biết.

Sân vận động thể thao Iran

Grand Ayatollah Fazel Lankarani đã từng nói: ” Nếu phụ nữ nhìn vào cơ thể của một người đàn ông mà không có lý do hợp lý là việc làm bất lịch sự.” Tại Iran, điều này được mọi người công nhận và kết quả là phụ nữ không được phép đi xem các trận đấu thể thao kể từ năm 1979, ngay cả việc ăn mừng chiến thắng cũng bị cấm. Mặc dù tổng thống nước này đã hủy bỏ các quy tắc vô lý đó vào năm 2006, thế nhưng những người Hồi giáo vẫn duy trì chúng. Gần đây, phụ nữ đã được cho phép đến xem các trận đấu bóng chuyền, bóng rổ và một vài môn thể thao khác. Tuy nhiên, riêng môn bóng đá, đấu vật thì vẫn bị cấm.

Ảrập Saudi

Theo luật Hồi giáo Sharia vô cùng nghiêm khắc được áp dụng ở Vương quốc Ảrập Saudi Arabia, người phụ nữ khi đi ra khỏi nhà thì phải có một người giám hộ nam (male guardian) trong gia đình đi kèm. Người giám hộ nam này có thể là chồng hay cha của họ. Quả thật, cuộc sống của người phụ nữ tại Ảrập Saudi Arabia nghẹt thở vô cùng.

Vậy nên, đây được xem là một nơi mà du khách nữ đi du lịch một mình sẽ phải gặp nhiều khó khăn. Việc nhập cảnh tới quốc gia này còn được họ ví như là khó hơn đặt vé trên sao Hỏa. Họ không thể tới đây, đi lại hay làm bất cứ một điều gì nếu không có người giám hộ là đàn ông đi cùng.

Trả lời