Nội Dung Chính
Đền Bà Chúa Kho
Đền Bà Chúa Kho là một ngôi đền linh thiêng và mang nhiều nét kiến trúc đẹp nhất Việt Nam hiện nay, là điểm du lịch thu hút rất đông lượng khách trong và cả ngoài. Trong đền thờ Bà Chúa Kho là một người phụ nữ tài giỏi khéo léo trong việc tổ chức, sản xuất và dự trữ lương thực. Bà là người trông nom kho lương thực của quốc gia trong và sau chiến thắng quân Tống trên sông Như Nguyệt năm 1076.
Sau đó, tương truyền rằng bà kết hôn với Vua nhà Lý, thấy ruộng đất ở vùng Vũ Ninh, Cổ Mễ bị chiến tranh tàn phá nặng nề nên bà đã xin vua cho về làm việc tại đó. Sau một thời gian khai dân lập ấp vùng Cổ Mễ đã trở nên trù phú, nhân dân ấm no. Khi bà qua đời do không biết tên thật của bà nên nhân dân chỉ xây dựng đền thờ để ghi nhớ công ơn của bà. Chuyển sang các triều đại khác thì đền thờ bà được sắc phong là “Chủ khố linh tự ”
Đến nay đền thờ của bà vẫn nằm trên đất làng Cổ Mễ xưa (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh), đền thờ bà được xây dựng đơn giản nhưng vẫn toát lên được sự cổ kính, linh thiêng rất thích hợp cho người dân tới đây cầu Tiền, cầu vận trong dịp năm mới sắp tới,
Đền Cửa Ông
Đền Cửa Ông được xây dựng trên một ngọn núi thấp bên bờ vịnh Bái Tử Long thuộc phường Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh. Trước đây, đền có tên là miếu Hoàng Cần – một vị danh tướng có công giặc ngoại xâm. Sau đó, đền tiếp tục được đổi tên 2 lần. Cuối cùng khi nhân dân đưa Trần Quốc Tảng – con trai thứ 3 của Trần Quốc Tuấn vào thờ thì đền được đổi thành Đền Cửa Ông. Trước đây, đền gồm cả đền thượng, đền trung, đền hạ. Nhưng do chiến tranh tàn phá nên chỉ còn lại đền thượng. Tuy nhiên, đền vẫn giữ được nhiều nét cổ kính, với nền kiến trước độc đáo. Trong đền còn lưu giữ rất nhiều tượng phật quý hiếm và là một nơi du lịch thu hút nhiều khách du lịch tới tham quan.
Chùa Dâu
Chùa Dâu là một trong trung tâm truyền giáo đạo Phật lớn nhất nước ta thích hợp cho những người sùng bái đạo Phật tới đây để tìm sự an nhàn. Khi xưa năm 580 Tini da Lưu Chi đã từng đến đây truyền đạo. Ở chùa vẫn còn lưu giữ nhiều dấu tích kiến trúc cổ trong đó một toàn gác chuông ba tầng được xây bằng gạch. Chùa được xây dựng từ thời Sỹ Nhiếp thế kỉ thứ II và được đặt tại trung tâm Phật giáo Luy Lâu. Sang đời Mạc Đĩnh Chi chùa được tu sửa thành 100 gian và xây thêm tháp 9 tầng, cầu 9 nhịp. Hiện chùa nằm ở làng Dâu, xã Hạnh Phúc, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chùa thờ Tượng Pháp Vân. Hằng năm chùa đón một lượng khách du lịch rất lớn. Chính vì vậy đây chính là nơi thích hợp cho những người sùng bái đạo Phật tới tham quan trong dịp Tết sắp tới.
Chùa Cổ Lễ
Nhắc tới Chùa Cổ Lễ (chùa Thần Quang) có lẽ không người dân nào là không biết tới bởi đây là một trong nhưng thắng cảnh- di tích lịch sử văn hóa bậc nhất Đồng bằng sông Hồng. Cũng giống như các ngôi chùa khác thì Chùa Cổ Lễ thờ Phật, ngoài ra còn có thiền sư Nguyễn Minh Không và hai danh sĩ là Đào Sư Mỗ và Đào Toàn Mỗ.
Về kiến trúc chùa như một bức tranh hài hòa với sông nước uốn quanh, một nhịp cầu cong cong, hồ nước và cây cối tươi xanh khắp bốn mùa.Đặc biệt chùa là sự kết hợp của kiến trúc cổ truyền và kiến trúc Châu Âu.
Ngày trước cửa chùa là một tháp Cửu liên hoa cao 12 tầng với lối kiến trúc được coi là độc đáo nhất trong các tháp của Việt Nam, trên lưng tháp có 1 con rùa hướng vào chùa. Từ tháp đi qua nhịp cầu sẽ tới Phật giáo hội quán. Đây là quần thể kiến trúc có mái vòm cao, các nóc mái đều có đầu đao cong và hổ phù. Bên trái hội quán là dãy nhà ba gian thờ Hưng đạo đại vương và 2 vị đại khoa Sư Mỗ và Toàn Mỗ. Phía trước là gian nhà thờ Bà Chúa Liễu Hạnh. Thượng điện được nối tiếp đó, ngay giữa sân chùa có quả chuông nặng 9 tấn. Bên trong tường được trang trí các họa tiết rực rỡ ở trần, tường. Bên trong có bức tượng Phật làm bằng gỗ, 2 bên là dãy bia và hai giải Vũ, còn phía trong có nhà khách và nhà tổ.
Chùa Cổ Lễ xứng đáng là một điểm du lịch tâm linh lý tưởng cho tất cả mọi người, ở đây mọi người có thể khám phá tham quan vẻ đẹp kiến trúc cũng như tham gia các lễ hội của chùa.
Khu Di Tích Thắng Cảnh Hương Sơn
Khu Di Tích Thắng Cảnh Hương Tích nổi tiếng gồm rất nhiều những ngôi chùa cổ kính thuộc xã Hương sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây. Khu Di Tích kéo dài từ bến đò Yến Vĩ,đến bến Thiên Trù và gồm một số chùa được xây dựng theo lối kiến trúc Phật Giáo. Đây là một trong những Thắng Cảnh nổi tiếng nhất Việt Nam. Khu Di Tích Thắng Cảnh Hương Tích bao gồm các đền, chùa, động.
- Đền Trình: là nơi đầu tiên mọi du khách phải ghé qua và đi qua nơi này đầu tiên để trình lễ với Sơn Thần.
- Chùa Thiên Trù: là cái tên được đặt từ thời Lê Thánh Tông. Xưa kia chùa được xây dựng khá công phu và đồ sộ với hơn 100 nóc. Hiện nay, tại khu vực chùa vẫn còn lưu giữ được 2 bảo vật là: Thiên Thủy Tháp và Viên Công Bảo Tháp.
- Chùa Tiên Sơn: Chùa được xây dựng vào thời Chính Hòa thứ 7 trên núi Tiên Sơn và nằm trong một động đá rất đẹp. hiện nay trong động Tiên Sơn vẫn còn lưu giữ bút tích của chúa Trịnh Sâm, và 5 pho tượng đá trắng. Trên vách động còn rất nhiều nhũ đá và phía sau chùa là một tượng voi đá.
- Chùa giải Oan: Chùa có niên đại cùng với chùa Tiên Sơn. Trong chùa có giếng Giải Oan trong và mát. Theo tương truyền đây là giếng mà Đức Phật Bà Quan Âm đã tắm để tẩy sạch bụi trần.
- Đền Cửa Võng: Đền Thờ Bà chúa Thượng ngàn – người cai quản toàn vùng rừng núi Hương Sơn.
- Động Hương Tích: Đây là của toàn bộ khu di tích được mệnh danh là “Nam Thiên đệ nhất động “. Hình dáng của động như miệng của một con rồng đang há to. Trên vách động có toàn cửu Long bằng nhũ đá và tượng Phật Bà Quan Âm bằng đá xanh được tạc từ thời Tây Sơn.
Toàn thể khu di tích là sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp của tạo hóa, kiến trúc. Hội chùa Hương bắt đầu từ ngày 6 tháng giêng và kéo dài tới hết tháng 3 âm lịch. Đây quả thực là một nơi đáng để đi trong những ngày đầu xuân năm mới để cầu sự bình an và tham quan, ngắm nhìn những cảnh đẹp hùng vĩ nơi đây.
Chùa Bích Động
Sau “Nam Thiên đệ nhất động ” Hương Tích thì Bích Động chính là “Nam Thiên đệ nhị động “. Nằm trên đất Hoa Lư, Ninh Bình, Bích Động được xây dựng từ thời họ Lê với quy mô lớn. Chùa nằm trong một vùng cây cối um tùm với một màu xanh bao phủ. Sang đời Cảnh Hưng chùa được mở rộng thêm 3 tầng là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng.
Đường vào chùa hạ là một cầu đá 3 nhịp. Cột thần và lan can của cầu cũng được bao phủ bằng đá. Mái chùa được lợp một lớp ngói mũi hài to bản. Hai bên chùa là tô giác vũ phương đình nằm ở phía trước sân gạch rộng.
Đi lên trên bên trái là chùa Trung nằm ở ngay sát cửa động. Trong chùa hiện còn tấm bia “Bích Sơn thiền tự bi ” dựng thời Lê Dụ Tông và một tấm bia thời cảnh dương được vào sườn núi.
Đường lên chùa thượng sẽ đi qua một hang đá và bạn sẽ chiêm ngưỡng được quả chuông cổ đúc từ đời Lê Thái Tổ và tượng Phật được đúc bằng đồng. Với không gian thoáng đãng, mát mẻ với nhiều cây xanh giúp bạn sẽ hòa nhịp cầu với thiên nhiên ở nơi yên tĩnh. Chắc chắn sẽ đem lại cho du khách những cảm giác thoải mái nhất.
Đền Thờ Chu Văn An
Chu Văn AN người thầy giáo mẫu mực nhất lịch sử Việt Nam, người đã có công dìu dắt bao bậc hiền tài, đức độ, có công lớn với đất nước. Chính vì vậy từ xưa nhân dân và các triều đình đã xây dựng và tu sửa ngôi đền để thờ người thầy giáo vĩ đại của dân tộc.
Đền Thờ Chu Văn An nằm trên vùng đất trước đây là trường học của ông – vùng Huỳnh Cung (nay thuộc Thanh Trì, Hà Nội ). Sau các năm 1717-1774 được các triều đình tu sửa và mở rộng đến năm 1850, Chu Văn An được vua Tự Đức truy phong là thượng đẳng quý thần. Tuy nhiên trong khoảng 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược ngôi đền bị phá hủy chỉ còn lại nền móng, một cột trụ và rùa đá, bia đá cùng cuốn thần tích được lập từ thời Lê Hồng Đức.
Hiện nay đền đã được nhân dân xây dựng lại để có thể xứng với tên tuổi của thầy, Đây cũng là nơi thích hợp nhất để các sĩ tử hay các bạn học sinh có thể cùng bạn bè đến dâng lễ xin chữ trong dịp năm mới.
Chùa Tây Phương
Chùa Tây Phương không chỉ là một thắng cảnh được nhiều người biết đến mà còn là, một trong những ngôi chùa đẹp nhất Việt Nam. Chùa được xây dựng lần đầu tiên vào đời Cao Biền (865 – 875). Sang đến niên hiệu Chính Hòa tiếp tục được trùng tu và cuối cùng là vào thời Tây Sơn chùa được xây dựng lại trên nền chùa cũ. Hiện nay, chùa thuộc núi Tây Phương, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây.
Chùa được xây dựng thành hình chữ tam với ba tòa, mỗi tầng có 2 tòa, 8 mái và 8 đầu đao cong vút. Nội thất của chùa được chiếu sáng vì thềm của tòa nọ cách thềm của tòa kia tớ 1,6m. Chùa có kiến trúc cổ đầy cổ kính nhưng toát lên vẻ đẹp của nghệ thuật thời xưa. Hiện nay, chùa Tây Phương còn lưu giữ nhiều di vật như 62 pho tượng phật trong đó có 18 vị phật tổ, chuông đồng đúc năm Bính Thân 1796 – tức năm Cảnh Thịnh thứ bốn bên trên có bài Minh do Phan Hữu Ích soạn.
Nếu bạn là một người sùng bái đạo Phật và nền kiến trúc cổ thì chắc chắn không thể bỏ qua chùa Tây Phương.
Chùa Bút Tháp
Chùa Bút Tháp được xây dựng ở thời vua Trần Thánh Tông (1258 – 1278) khi hòa thượng Huyền Quang đến tu tại chùa. Chùa nằm ở phía Tây thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Trong chùa có tháp Cửu phẩm Liên hoa cao 9 tầng được trang trí giống hình hoa sen và sơn son thiếp vàng rất đẹp.
Bên ngoài chùa có tháp chuông và một tòa tháp bằng đá cao 13m. Bên trong tháp có tượng thờ Chuyết Chuyết thiền sư. Tháp Tôn Đức của chùa được xây dựng vào năm 1660. Tháp cao hơn 10m và có tượng thờ thiền sư Minh Hành. Đặc biệt trong chùa còn có tượng Phật bà nghìn mắt nghìn tay được xếp vào hàng “Tây Thiêng động độ Việt Nam lai lịch tổ “.
Với sự nguy nga, tráng lệ của mình thì chùa Bút Tháp được xếp vào hàng di tích lịch sử văn hóa và rất đáng để mọi người tới đó tham quan và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó.
Đền Thờ An Dương Vương
Đền Thờ An Dương Vương tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Đền thờ đức An Dương Vương được xây dựng trên phần đất còn lại của loa thành khi xưa.
Nằm ngay trên bậc thềm lên cổng là 2 con rồng đá uy nguy uốn lượn. Bên ngoài cùng của đền Tam thiên đài, tiếp đến là chính môn, liền kề với chính môn là một khoảng sân rộng với 2 cái giếng ở 2 bên. Tiếp đến là Trung môn nối liền với dinh Trung Hai bên dinh Trung là tả vũ, hữu vũ, phía trong là Đệ tam cung với một hành lang ngắn. Qua Đệ tam cung là đến Trung điện và cuối cùng là Thượng điện trong điện thờ chính có 1 đôi ngựa, “bát bửu” tượng và tượng 2 thần hộ pháp, ở bên phải và bên trái là các La Hán
Hiện nay ở đền vẫn còn lưu giữ 8 tấm bia đá của các niên hiệu:
- Hoằng Đinh thứ 5 (tức năm 1605)
- Chính Hòa thứ 10 (tức năm 1689)
- Vĩnh Thịnh thứ 2 (tức năm 1706)
- Vĩnh Thịnh thứ 10 (tức năm 1714)