Nội Dung Chính
Lễ hội đèn lồng Obon
Obon – lễ hội đèn lồng truyền thống của người Nhật. Lễ hội được tổ chức vào mùa xuân hoặc mùa thu hằng năm với ý nghĩa chính là để con cái bày tỏ lòng hiếu thảo, báo hiếu cho cha mẹ và tổ tiên. Hơn nữa lễ hội Obon còn là dịp để thăm viếng phần mộ của tổ tiên, bày tỏ lòng kính trọng với những người đã khuất… Trong lễ hội, người Nhật sẽ đốt lồng đèn treo trước nhà mình nhằm mong muốn linh hồn người thân có thể về thăm nhà và để con cháu tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên. Họ sẽ đặt những chiếc bánh đầy màu sắc và hoa quả lên bàn thờ. Ngoài ra người dân còn tổ chức ca hát, nhảy múa với điệu múa truyền thống Bon Odori trong trang phục truyền thống Yukata.
Lễ hội trẻ em Shichi-go-san
Lễ hội Shichi-go-san được tổ chức cho các em bé từ ba đến bảy tuổi. Lễ hội được tổ chức vào ngày 15/11 hằng năm. Trong lễ hội, bạn sẽ thấy các bé trai bé gái ăn mặc thật xinh đẹp, trong những bộ đồ truyền thống Kimono đầy màu sắc, trên tay các bé sẽ cầm túi giấy có in hình chim hạc và rùa, tượng trưng cho sức khỏe và trường thọ. Lễ hội theo tương truyền được bắt đầu từ thời Edo khi mà vị tướng Tokugawa Iemitsu đến đền thần cầu nguyện cho con trai ông lúc năm tuổi. Do vậy, lễ hội này đánh dấu sự trưởng thành của các bé, đồng thời cảm tạ thần linh đã luôn phù hộ cho những năm đầu đời và cầu phúc cho sức khỏe các bé về sau.
Lễ hội hoa anh đào Hanami
Đây là một lễ hội truyền thống lâu đời của người Nhật Bản, diễn ra vào cuối tháng ba và đầu tháng tư. Trong tiếng Nhật, Hanami là từ được ghép bởi Hana có nghĩa là hoa và mi có nghĩa là ngắm nhìn. Do vậy Hanami có nghĩa là ngắm, thưởng lãm hoa. Đối với người Nhật, hoa anh đào tượng trưng cho vẻ đẹp thanh đồng thời ước lệ như là nỗi buồn về sự ngắn ngủi. Cây hoa anh đào đem tặng được xem là biểu tượng hòa bình của nước Nhật với các nước khác trên thế giới. Người Nhật có câu: “A flower is a cherry blossom, A person is a samurai” (Nếu là hoa, xin làm hoa anh đào. Nếu là người, xin làm một samurai) thể hiện những gì trong tự nhiên và trong cuộc sống không tồn tại lâu, nhất là những vẻ đẹp thẩm mỹ vì thế hãy nên trân trọng chúng khi chúng còn tồn tại.
Diễn ra trong không khí thời tiết se se lạnh và nắng đã chan hòa, đây còn là dịp để mọi người cùng nhau quây quần, trò chuyện với nhau, thưởng thức những món ăn truyền thống như sushi, cơm hộp bento và uống rượu Hanamizake. Đa phần những thành phố lớn như là Tokyo, Osaka có lượng người đến dự lễ hội đông hơn hẳn. Nếu đi du lịch đến Nhật Bản vào dịp này, bạn hãy nên một lần tham gia vào lễ hội để hiểu được những giá trị nhân văn sâu sắc mà người Nhật đang gìn giữ tới ngày hôm nay.
Lễ hội mừng năm mới Oshougatsu
Khác hẳn với các nước láng giềng như Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam,… Nhật Bản đón Tết truyền thống theo dương lịch và người Nhật gọi dịp này là “Oshougatsu“. Đây là ngày lễ lớn nhất Nhật Bản, diễn ra trong nhiều ngày. Vào ngày trước đêm giao thừa (31/12), người Nhật Bản thường làm tổng vệ sinh và trang trí nhà cửa với kadomatsu (3 ống tre tươi vắt thêm vài cành thông), shimenawa (dây trừ tà) và kagami mochi (bánh gạo gương) để chào mừng một năm mới sắp đến. Vào ngày Tết, họ có phong tục ăn osechi ryouri (cơm được trong hộp sơn mài) lấy lộc đầu năm và toshi-koshi soba (mì lúa mạch) đưa tiễn năm cũ. Vào ngày mùng một, hầu hết người Nhật sẽ đi ngắm bình minh và sau đó đến chùa để cầu nguyện. Đối với trẻ em, tiền lì xì của ba mẹ và họ hàng là điều làm chúng cực kì phấn khích vào ngày Tết.