Top 9 Món ăn ngon nhất ở Huế

Nem lụi Huế

Nem lụi là một trong những món ăn đặc sản được du khách biết đến nhiều nhất. Nem ăn cùng với bánh đa nem gói thịt viên nướng với rau thơm, khế, giá đỗ, chuối xanh thái mỏng và vài miếng vả sau đó lấy hành buộc lại chấm với nước lèo càng ăn càng “nghiện”.

Bánh ép Huế

Có lẽ từ trước giờ, khi nhắc đến Huế, người ta quên đi bánh ép mà chỉ kể đến những món ăn thường ngày. Bánh ép nổi tiếng ở đường Nguyễn Du, Thuận An, Bánh ép được chế biến khá đơn giản từ bột lọc và nhân. Nhân bánh khá đa dạng với trứng, thịt, pa tê, bò khô. Giống như tên gọi của nó, bánh ép được làm chín bằng cách ép hai miếng nhôm với nhau trên lò than hồng. Bỏ lần lượt bột lọc và nhân bánh vào, cũng như không nên ép quá lâu khiến bánh sẽ khô và cứng. Khi ép tiếng xì xèo cùng mùi thơm của bánh tỏa ra khiến bụng thêm cồn cào.

Các loại bánh Huế: bánh bèo, bánh nậm, bánh lọc

Đặt chân đến Huế, phải một lần ăn những loại bánh này, nó đã  gắn bó với đời sống sinh hoạt của người dân cố đô như thế nào. Khoảng từ 3 đến 5 giờ chiều, trên các ngõ phố, những phụ nữ quẩy gánh trên vai hoặc chiếc thúng nhỏ cắp ngang hông, đi bán bánh bèo, bánh lọc đến từng nhà. Người Huế rất thích và đã thành thói quen dùng loại bánh đầy hương vị quê nhà này vào các bữa ăn phụ. Bánh bèo dai, bánh lọc thơm ngon với nước chấm chẳng pha lẫn vào đâu được.

Bún mắm nêm

Có lẽ, chẳng nơi nào như Huế, đã nổi tiéng các loại mắm từ mắm tôm, mắm tếp, mắm ruốc rồi còn chế biến thành món ăn, Bún mắm nêm với sự kết hợp của bún tươi, rau sống, dưa giá với thịt hay nem cùng với mắm nêm đã tạo nên hương vị hoàn hảo, kích thích vị giác. Người dân nơi đây thường có thói quen mua bán mắm nêm về ăn buổi xế chiều. Người dân Huế vẫn hay nói đùa rằng: Đến Huế là phải ăn bún mắm rồi đi mô đó thì đi.

Cơm hến

Cơm hến là món ăn dân dã nhưng lại là một món ăn ngon ở Huế mang đậm hương vị đậm đà của người dân xứ Huế và món ăn này chỉ có ở Huế. Người dân Huế vẫn thường ăn cơm hến, bún hến, cháo hến thay cho bữa ăn sáng, thậm chí người ta còn mua nước hến đã tẩm gia vị thay cho mọt món ăn thường ngày trong gia đình. Chỉ có ở Huế, bạn mới cảm nhận được vị ngon đậm đà của món ăn dân đã và dễ dàng tìm kiếm ở khắp các ngõ ngách. Giá một tô cơm hến chỉ dao động 7.000 – 10.000 đồng. Bật mí cho các bạn đến Huế, dân du lịch vẫn hay đến Cơm Hến đường Trương Định, bởi nó đã nổi tiếng từ xưa rồi.

Bún nghệ

Với sự kết hợp giữa bún, nghệ và lòng heo, món này khá lành tính. Vừa nhìn đã hấp dẫn vị giác bởi màu vàng óng ánh của những sợi bún tươi. Những miếng lòng heo được xào chín thật thơm tho thấm thía được bỏ ở phía trên bún cùng với một ít rau răm và nghệ tươi. Trộn mọi thứ thật đều, ăn khi còn nóng là ngon nhất. Mùi thơm tự nhiên của nghệ tươi hòa quyện với vị beo béo của lòng heo và bún khiến thực khách lần đầu ăn món này không khỏi ngạc nhiên về hương vị đặc trưng của nó.

Chè

Huế có tới mấy chục loại chè với nhiều màu sắc và hương vị khác nhau. Thật dễ dàng để tìm một quán chè ven đường với những các tên thú vị như chè hẻm, chè sao, chè phường, chè cung đình, chè chùa…Chè chuối, chè trôi nước, chè kê, chè khoai sọ, chè đậu ván, chè bột lọc, chè đậu xanh, chè đậu đỏ, chè thập cẩm, chè khoai môn… bình dị, thân quen đến khó cưỡng. Chè hạt sen, chè nhãn bọc hạt sen, chè hạt lựu, chè môn sáp vàng, chè dứa xanh khoai môn… cầu kỳ, sang trọng hấp dẫn, với nhiều dòng xuất phát từ cung đình.Chè bột lọc bọc thịt quay vừa lạ miệng vừa ngọt ngon. Chè khoai môn bình dị được pha trộn với cốm hoặc dứa có màu xanh lóng lánh vừa nhìn đã thòm thèm. Chè bắp mộc mạc được nấu công phu từ những trái bắp cồn Hến nổi tiếng ngon hết độ. Chè sen thanh mát được nấu từ sen Huế chính gốc…

Bánh canh cá lóc

Cách chế biến món ăn dân dã này khá đơn giản, với thành phần chính là bột gạo và cá lóc. Bột được nhào nặn cho dẻo dai rồi cán mỏng và thái thành sợi vừa phải. Với những ai lần đầu ăn món này, ắt sẽ rất ngạc nhiên và ngưỡng mộ tài thái bột của cô chủ quán. Một tay cầm bột, một tay cầm dao, thao tác thoăn thoắt như máy. Những sợi bột nhanh chóng rơi thẳng vào nồi nước đang sôi để luộc chín.

Bánh canh Bà Đợi

Thường thì chỉ có người bản xứ nơi đây mới biết được quán bánh canh này. Người dân Huế vẫn hay gọi cái tên quen thuộc là bánh canh mụ Đợi. Nước dùng của quán này có vị đậm đà và thơm tự nhiên của tôm. Khi tô bánh canh được bưng ra, nước trong, chả và tôm tươi giòn sần sật, thực khách sẽ gia thêm tiêu, muối, chanh, tương ớt dầu và hành lá thái nhỏ bầy sẵn trên bàn, mặc dù tự nước dùng trong tô đã đủ ngon vị lắm rồi…

Trả lời