Nội Dung Chính
Quần đảo Lord Howe
Quần đảo Lord Howe bao gồm các hòn đảo cô lập giữa đại dương, tọa lạc tại phía Đông nước Úc, cách bờ biển khoảng 700 km. Đây được mệnh danh là thiên đường dành cho những người yêu thiên nhiên. Khu vực này tồn tại nhiều các loài sinh vật đặc hữu và đặc biệt là các loài chim quý hiếm. Năm 1982, quần đảo này được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
Bãi đá Pinnacles
Sa mạc Pinnacles sở hữu hàng ngàn cột đá vôi có độ cao từ 0,5 mét đến 3 m. Sa mạc này là một phần của công viên quốc gia Nambung, cách Perth khoảng 200 km về phía Bắc. Những cột đá vôi với cấu trúc tự nhiên, có góc cạnh được hình thành trong thời gian khoảng 25 nghìn đến 30 nghìn năm trước sau khi nước biển rút dần đi. Đây lý do mà sa mạc này còn lại rất nhiều vỏ sò trên những bãi cát.
Rạn san hô Great Barrier
Great Barrier là hệ thống đá ngầm san hô lớn nhất thế giới, với khoảng 30 nghìn bãi đá ngầm riêng rẽ và 900 hòn đảo kéo dài khoảng 2.600 km ở vùng biển ngoài khơi Queensland. Rạn san hô này là một trong những kỳ quan thiên nhiên có thể được nhìn thấy từ ngoài không gian và cũng được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1981. Rạn san hô hình thành cách đây khoảng 25 triệu năm. Đây là một địa điểm rất hấp dẫn du khách.
Cụm đá cổ đại khổng lồ Kata Tjuta
Kata Tjuta, từng có cái tên khác là The Olgas, là một cụm các khối đá có từ thời cổ đại khổng lồ, cách Uluru vùng Red Centre của Úc 30 km. 36 đụn đá tạo thành Kata Tjuta nằm rải rác trong một vùng với diện tích hơn 20 km.
Hẻm núi Kings
Hẻm núi Kings nằm trong khu vực vườn quốc gia Watarrka ở Northern Territory (Úc). Những vách đá cao vút của hẻm núi Kings được hình thành khi những khe nứt nhỏ bị xói mòn qua hàng triệu năm. Những khối đá đỏ hùng vĩ này cao vút lên trên khu rừng cọ. Nơi đây là một khu bảo tồn đa dạng sinh vật quan trọng, là nơi trú ẩn của hơn 600 loài động thực vật bản địa. Du khách cần 3 đến 4 giờ mới đi hết con đường đi bộ Kings Canyon Rim Walk dài 6 km với đầy thử thách.
Khối núi đá Ayers
Khối núi đá Ayers là hòn đá khổng lồ nằm chót vót trên vùng thảo nguyên hoang dã của miền trung Australia, tuy là một quả núi, nhưng chỉ có một khối đá duy nhất. Nó nằm ở phía nam dãy núi MacDonnell, nằm ở phía Đông thành phố Ailissibulins, cách thành phố 350 km.
Hòn núi đá này được công nhận là lớn nhất thế giới với độ cao 348 m, dài 3 km, chu vi chân núi khoảng 8,5 km. Bốn mặt vách dốc đứng, trên đỉnh bằng phẳng như một hòn đảo nằm giữa thảo nguyên, giống như một con thú khổng lồ đang nằm nghỉ trên một mặt đất khiến hòn núi lộ ra vẻ hùng vĩ, tráng lệ và bất phàm. Năm 1973, nhà đo đạc người châu Âu Kelispi Gauss đã từng đến đây thăm dò và vô tình phát hiện ra hòn núi đá khổng lồ này. Lúc đầu, ông còn cho đó chỉ là ảo giác chứ không có thật. Sau khi khẳng định rằng, cảnh kỳ thú trước mắt là thật, ông tìm cách trèo lên đỉnh trong tâm trạng vô cùng phấn chấn. Lên đến nơi, ông phóng tầm mắt ra xa, chỉ trông thấy một vùng thảo nguyên hoang sơ, rậm rạp, trông càng bao la bát ngát.
Vườn quốc gia Kakadu
Vườn quốc gia Kakadu tọa lạc ở phía Đông Nam thành phố Darwin, thủ phủ Northern Territory, cách thành phố 170 km về phía Bắc và khoảng 60 km về phía Đông Bắc, Australia.
Vườn quốc gia Kakadu rộng 19.000 km2, là một trong những vườn quốc gia được coi là đẹp nhất nước Úc với nhiều loài động thực vật bản địa quý hiếm. Nơi đây hội tụ 1.600 loại động thực vật khác nhau, gồm 275 loài chim, 75 loài bò sát và 25 loại ếch, khoảng 10.500 loài sâu bọ.
Bên cạnh đó, Kakadu còn có những thác nước đẹp như tranh vẽ, hay núi đá Nourlangie và Ubirr với những hình vẽ đặc sắc. Điều kiện thời tiết ở Vườn quốc gia Kakadu vô cùng thuận lợi với sự phát triển mạnh mẽ của hệ sinh thái trong vùng với hai mùa khô và mùa mưa rõ rệt.
Điểm nổi bật của vườn quốc gia Kakadu là cảnh đẹp đến từ thiên nhiên hoang sơ, cùng hệ sinh thái phong phú và đa dạng kèm theo nét văn hóa thổ dân độc đáo. Tổ chức Di sản thế giới đã công nhận vườn quốc gia Kakadu là kỳ quan du lịch lớn nhất Australia.