Top 9 Quốc gia nhỏ bé nhất thế giới

Saint Kitts & Nevis

Liên bang Saint Kitts & Nevis vốn là một đảo quốc thuộc quần đảo Leeward, Tây Ấn. Dân số chỉ khoảng 42.000 người, tổng diện tích là 261 km2. Quốc gia này đã giành độc lập từ Vương quốc Anh năm 1983. Saint Kitts & Nevis là một liên bang đảo có nền kinh tế du lịch phát triển, nông nghiệp và các ngành công nghiệp sản xuất khác cũng tương đối phát triển. Du lịch đảo đã được phát triển và mở rộng từ năm 1978. Trong năm 2009, đã có khoảng 587.479 lượt khách đến đây và là tăng so với 379.473 lượt trong năm 2007.

Vatican

Đây là quốc gia có dân số ít nhất trên thế giới chỉ khoảng 1.000 người. Ngoài ra, Vatican còn lại là quốc gia có diện tích nhỏ nhất thế giới (khoảng 44 hecta). Quốc gia này đã được thành lập vào năm 1929 dựa theo Hiệp ước Laterano với tư cách chính là hậu thân của quốc gia Giáo hoàng. Trong thành quốc Vatican có nhiều công trình quy mô như là Vương cung thánh đường Thánh Phero, Bảo tàng Vatican, Nhà nguyện Sistina,…Dù vô cùng nhỏ bé nhưng Vatican lại là một đất nước rất hùng mạnh và có sức ảnh hưởng lớn đến hàng tỉ dân công giáo trên khắp thế giới (chiếm khoảng 1/6 dân số thế giới). Nguồn ngân sách chủ yếu của Vatican lấy từ tiền đóng góp ở các nhà thờ công giáo trên thế giới, nhờ việc phát hành các ấn phẩm và du lịch.

Palau

Quốc gia này chỉ có dân số xấp xỉ khoảng 20.000 người với diện tích 459 km2. Nước này có vị trí trên một đảo nhỏ ở phía đông Philippin, Palau dường như bị cô lập hoàn toàn tại trung tâm Thái Bình Dương. Palau hiện theo chính thể Chính phủ lập hiến trong Hiệp ước Liên hiệp tự do với Mỹ. Hiệp ước Liên hiệp tự do này có hiệu lực kể từ năm 1994.

Liechtenstein

Liechtenstein là một quốc gia nhỏ bé nằm bao quanh bởi các nước không giáp biển thuộc Tây Âu. Là nước có tổng sản phẩm quốc nội GDP bình quân đầu người thuộc vào hàng cao nhất trên thế giới. Dân số nước này chỉ vào khoảng 33.300 người, diện tích cũng khá nhỏ bé chỉ 160 km2. Hoàng tử Liechtenstein chính là một trong 6 vị vua giàu nhất với giá trị tài sản ước lượng khoảng 5 tỉ USD. Dân cư nơi đây có mức sống cũng thuộc hàng cao nhất thế giới.

Antigua & Barbuda

Với dân số chỉ khoảng 70.000 người, Antigua & Barbuda là một đất nước khá nhỏ bé (diện tích khoảng 442 km2). Quốc gia này nằm ở phần nam quần đảo Windward thuộc quần đảo Lesser Antilles. Năm 1632, Antigua đã từng bị Anh chiếm. Năm 1667, thì trở thành thuộc địa của Anh. Tháng 2 năm 1967, đất nước này thực hiện tự trị nội bộ, và là thành viên trong Khối Liên hiệp Anh. Barbuda chính là một đảo san hô. Trên đảo có khá nhiều heo rừng, gà rừng, nai… được xem là thiên đường săn bắn. Vì vị thế của hai đảo nằm khá gần xích đạo, cách nhau chỉ khoảng 40 km nên còn được gọi là “đảo chị em” trong khu vực biển Caribbean.  

Cộng hòa Sanmarino

Cộng hoà San Marino là tên gọi của quốc gia nằm tại đông bắc Italia. Với diện tích chỉ vỏn vẹn 61 km2 và dân số khoảng 28.117 người, San Marino đã được thành lập vào năm 301 trước Công nguyên bởi chính một người Thiên chúa giáo có tên là Marino. Quốc gia này được biết đến là quốc gia có tuổi thọ trung bình thuộc vào hàng cao nhất nhì thế giới. Nền kinh tế của San Marino chủ yếu dựa vào nông nghiệp và du lịch. Mỗi năm, quốc gia này đón tiếp khoảng 3 triệu lượt khách du lịch từ khắp thế giới. Vậy nên, nguồn thu nhập của người dân tại San Marino thuộc loại cao trên thế giới.

Monaco

Monaco là quốc gia vô cùng nhỏ bé với diện tích 1,96 km2 và số dân chỉ khoảng 35.675 người. Monaco có vị trí nằm ngay giữa nước Pháp và Italia. Monaco đã được biết đến như là một công quốc từ thế kỷ 15. Từ đầu thế kỷ 16 đến giữa thế kỷ 17, Monaco đã bị người Tây Ban Nha xâm chiếm và vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 thì lại nằm dưới sự bảo hộ của Pháp. Năm 1861, Monaco cũng đã chính thức tách khỏi lãnh thổ Pháp và trở thành một quốc gia độc lập cho đến ngày nay. Công tước chính là người đứng đầu ở Monaco, và cũng là người có quyền lập pháp cùng với một Hội đồng Quốc gia. Kinh tế của Monaco chủ yếu dựa vào công nghiệp và các khoản thuế thu từ các sòng bạc ở Monte Carlo.

Quần đảo Marshall

Với dân số chỉ dưới 60.000 người, toàn bộ diện tích bề mặt quần đảo Marshall là khoảng 181,4 km2. Năm 1986, Hoa Kỳ và Marshall đã ký kết Thỏa ước Liên kết Tự do, từ đó quần đảo này cũng đã được thành lập một chính phủ tự trị nhưng phải nhận sự giúp đỡ kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ, khoảng 65 triệu USD hàng năm. Marshall gia nhập Liên Hiệp Quốc vào năm 1991. Kinh tế Marshalls chủ yếu dựa vào đánh bắt cá biển, du lịch, dựa và trợ cấp của Hoa Kỳ. Nền nông nghiệp thì chỉ đáp ứng vừa đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước.

Nauru

Nauru thực chất là một quốc đảo thuộc phía nam Thái Bình Dương với diện tích khoảng 21 km2 và dân số chỉ có 13.005 người. Nauru cũng là quốc gia duy nhất trên thế giới mà không có thủ đô chính thức. Người Nauru chỉ sử dụng hai ngôn ngữ là tiếng Anh và tiếng bản địa (Nauru). Nguồn thu chủ yếu của Nauru là từ các hoạt động xuất khẩu phân bón. Ngoại giao và quốc phòng của quốc gia này đều do Australia bảo hộ. Điều đặc biệt là ở Nauru có tới 90% dân số bị mắc chứng béo phì do người dân ở đây thường sử dụng rất nhiều rượu và đồ ăn có nhiều chất béo.

Trả lời