Nội Dung Chính
Khu di tích danh thắng Côn Sơn
Khu di tích danh thắng Côn Sơn là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm vào thời Trần, thuộc phường Cộng Hòa, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, cách Hà Nội khoảng 80km về phía đông. Khu di tích nằm giữa hai dãy núi Phượng Hoàng – Kỳ Lân với cảnh sắc nên thơ và non nước hữu tình. Hiện nay, Côn Sơn vẫn lưu giữ trong mình những dấu tích của thời gian, của lịch sử và văn hóa Việt. Nếu bạn là người con của Hải Dương hay là du khách ghé qua nơi đây mà đây là một địa điểm du lịch nổi tiếng Hải Dương mà du khách sẽ không thể bỏ qua.
Chùa Côn Sơn
Chùa Côn Sơn (hay còn có tên gọi khác là chùa Thiên Tư Phúc hay chùa Hun) là ngôi chùa tọa lạc trên ngọn núi Côn Sơn (còn có tên gọi khác là núi Hun). Chùa ở phường Cộng Hoà, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Di tích này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam xếp hạng quốc gia đợt I năm 1962 và xếp hạng đặc biệt quan trọng vào năm 1994. Vào đời nhà Lê, chùa đã được tu sửa và mở rộng rất nguy nga đồ sộ. Trải qua những thăng trầm biến cố của lịch sử thì ngày nay chùa chỉ còn là ngôi chùa nhỏ dưới tán lá xanh các cây cổ thụ. Chùa được kiến trúc theo kiểu chữ công gồm có Tiền đường, Thiêu hương, Thượng điện. Đây là di tích quan trọng thuộc khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc.
Giếng Ngọc
Dưới chân tháp tổ Huyền Quang là Giếng Ngọc, nằm ở sườn núi Kỳ Lân. Tương truyền nước nơi đây trong vắt, xanh mát quanh năm, uống vào cảm thấy thoải mái dễ chịu. Ai đặt chân đến giếng Ngọc đều xin uống nước cầu mong sức khỏe, sự an lành. Từ đó giếng được đặt tên là giếng Ngọc và nước ở giếng được dùng làm nước cúng cho các dịp lễ trong chùa.
Làng rối nước Thanh Hải, Thanh Hà
Làng rối nước Thanh Hải (huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương) đã có truyền thống từ rất lâu đời. Rối nước Thanh Hải đã có mặt ở hầu hết các hội diễn, các Festival văn hóa lớn trên cả nước. Rối nước Thanh Hải -Thanh Hà – Hải Dương là một loại hình nghệ thuật được Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2012. Thanh Hải – một phường rối không chuyên với nhiều trò hay cùng tích lạ “đem chuông đi đánh xứ người”, giành được nhiều giải cao trong các hội diễn toàn quốc đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều tổ chức văn hóa, cùng với những người yêu thích nghệ thuật rối nước Việt Nam.