Nội Dung Chính
Palenque (Mexico)
Palenque là địa danh thứ 2 của Mexico có tên trong danh sách và cũng là một thành phố của người Maya. Thành phố nằm phía Nam Mexico và phát triển rực rỡ trong khoảng thế kỷ thứ 7. Trong thành phố có rất nhiều công trình mang đậm nét kiến trúc của người Maya, bao gồm các kim tự tháp. Do sự sụp đổ của đế chế Maya, thành phố bị bỏ rơi rồi dần dần bị rừng cây xâm chiếm. Đến thế kỷ thứ 19, người ta đã phát hiện và tập trung chú ý nhiều hơn đến Palenque. Sau nhiều cuộc khai quật và nỗ lực phục hồi di tích, Palenque trở thành khu khảo cổ học và địa điểm du lịch nổi tiếng. UNESCO đã công nhận Palenque là di sản thế giới năm 1987.
Tikal (Guatemala)
Tikal là thành phố cổ của nền văn minh Maya, tọa lạc trong một khu rừng mưa ở Guatemala. Là kinh đô của một vương quốc hùng mạnh, Tikal phát triển rất thịnh vượng. Đáng chú ý nhất ở Tikal chính là đền Great Jaguar, một trong những kim tự tháp nổi tiếng nhất thế giới. Đến thế kỷ thứ 4 sau công nguyên. Tikal bị Teotihuacan xâm chiếm rồi dần dần suy thoái và rơi vào lãng quên hoàn toàn cho đến thế kỷ thứ 10. Ngày nay, Tikal là một trong những di tích khảo cổ học lớn nhất thế giới. Tikal được công nhận là di sản thế giới bởi UNESCO năm 1979.
Petra (Jordan)
Petra là thủ đô cổ đại của vương quốc Nabataean. Tuy chưa được xác định chính xác, một số nhà sử học cho rằng thành phố được thành lập vào khoảng năm 312 trước công nguyên và phát triển thịnh vượng trong một thời gian dài do đây là cầu nối huyết mạch của con đường tơ lụa và con đường gia vị liên kết Đông và Tây bán cầu. Ấn tượng nhất ở Petra là các công trình kiến trúc khổng lồ được tạc vào đá. Vào khoảng thế kỷ thứ 6, một số trận động đất đã làm cạn kiệt nguồn nước, từ đó thành phố suy tàn và dần dần bị bỏ hoang. Mãi đến năm 1812, người phương Tây mới khám phá ra Petra. Năm 1895, UNESCO công nhận Petra là di sản thế giới. Năm 2007, Petra được vinh danh là một trong 7 kì quan mới của thế giới và được tạp chí Smithsonian Magazine đưa vào danh sách “28 nơi bạn cần đến trước khi chết”.
Troy (Thổ Nhĩ Kỳ)
Trong suốt hàng thế kỷ, người ta vẫn cho rằng Troy chỉ là một huyền thoại, một tác phẩm của trí trưởng tượng trong bài thơ của Homer, một phần của cuộc chiến thành Troy trong thần thoại Hy Lạp, một thành phố chưa từng tồn tại. Tuy nhiên, năm 1860, thành Troy thực sự đã được tìm thấy ở phía Tây Bắc vùng Anatolia, Thổ Nhĩ Kỳ. Theo nghiên cứu của các nhà khảo cổ, trong suốt thời kỳ Đông Lã Mã, thành Troy đã được xây dựng và phá hủy nhiều lần, sau đó bị bỏ hoang hoàn toàn. Thành Troy được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới năm 1988.
Pompeii (Ý)
Lịch sử của Pompei có lẽ có là ấn tượng nhất trong danh sách này. Pompeii là một thành phố cổ La Mã. Năm 79 sau công nguyên, núi lửa Vesusvius (một trong những núi lửa còn hoạt động mạnh nhất trên thế giới) phun trào chôn vùi hai thành phố Herculaneum và Pompeii cùng tất cả người dân trong dung nham và tro bụi. Sau đó, hai thành phố này hoàn toàn bị bỏ quên. Đến thế kỷ 18, các nhà khảo cổ đã khai quật được Pompeii và từ đó thành phố này trở thành một điểm du lịch nổi tiếng, giúp du khách có thể nhìn lại lịch sử cách đây gần 2,000 năm. Pompeii được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1997.
Machu Picchu (Peru)
Machu Picchu hay còn được biết đến với tên “Thành phố bị lãng quên của người Inca” là di tích của người Inca nổi tiếng nhất trên thế giới, biểu tượng của nền văn minh Inca. Thành phố được xây dựng từ khoảng thế kỷ 15, giai đoạn đỉnh cao của vương triều Inca trên một ngọn núi cao 2,430 m so với mặt nước biển, cách Cusco, Peru khoảng 80 km về hướng Tây Nam. Machu Picchu được xây dựng theo phong cách Inca cổ điển, với những bức tường gạch khô được mài nhẵn bao gồm cung điện, đền đài và nhiều công trình kiến trúc khác. Sau cuộc xâm lược của người Tây Ban Nha, thành phố này bị bỏ hoang và không được ai biết tới cho đến khi nhà sử học Mỹ Hiram Bingham đưa Machu Picchu trở thành tâm điểm chú ý của cả thế giới năm 1911. Di thích này được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1983 và còn được bình chọn là 1 trong 7 kỳ quan mới của thế giới.
Tiwanaku (Bolivia)
Tiwanaku là một thành phố nằm gần sông Titicaca, Bolivia. Thành phố là một khu vực quan trọng của đế chế Inca thuộc phía Nam dãy Andes trong khoảng từ thế kỷ thứ 7 đến thứ 9. Các nhà khảo cổ cho rằng nơi đây đã từng có khoảng 15,000 đến 30,000 cư dân. Đến năm 1000 sau công nguyên, sự thay đổi khí hậu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sản xuất lương thực thực phẩm của thành phố. Từ đó Tiwanaku bị bỏ rơi và lãng quên. Năm 2000, Tiwanaku được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Angkor (Campuchia)
Angkor từng là kinh đô của người Khmer và là một thành phố thịnh vượng trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ 9 đến 15, trong đó nổi bật nhất là Angkor Wat, đền thờ tôn giáo lớn nhất thế giới. Đến thế kỷ 15, nhiều cuộc nổi dậy nổ ra làm cho thành phố bắt đầu suy yếu, bị xâm lược, cướp bóc. Cư dân dần dần di cư sang nơi khác. Từ đó Angkor trở thành thành phố bị bỏ hoang. Sau này, nhờ một số kỹ thuật hiện đại, các nhà khảo cổ đã kết luận Angkor là thành phố thời tiền công nghiệp lớn nhất thế giới. Hiện nay, Angkor đã bị phá hủy gần hết nhưng Angkor Wat vẫn còn được giữ và trở thành điểm hút khách du lịch nhất của Campuchia. Angkor Wat còn là biểu tượng của đất nước, là một phần của Quốc kỳ Campuchia.
Atlantis
Khác hoàn toàn với các thành phố khác trong danh sách, Atlantis chưa bao giờ được tìm thấy và hầu hết các nhà sử học đều nhất trí rằng thành phố này chưa từng tồn tại. Được nhắc đến trong rất nhiều các tác phẩm cổ đại, Atlantis được cho là một thành phố cực kỳ thịnh vượng, thậm chí được dát vàng đã bị nhấn chìm xuống đáy biển sau một cơn đại hồng hủy. Thành phố bí ẩn này là mục tiêu tìm kiếm của nhiều nhà khám phá cũng như đề tài của nhiều bộ phim trong suốt hàng trăm năm qua. Tuy nhiên cho đến tận ngày nay, liệu Atlantis có tồn tại hay không vẫn còn là một bí ẩn.