Top 9 đặc sản nổi tiếng của vùng núi Tây Bắc

Rêu đá

Rêu đá là đặc sản chỉ có ở vùng Tây Bắc, thường mọc bám vào các gờ đá nơi lòng suối. Từ những đám rêu bám vào gờ đá nơi lòng suối, người Thái chế biến thành nhiều món ngon hấp dẫn bằng cách xào, hấp, luộc hay nướng. Vì số lượng rêu đá có hạn, người ân chỉ dùng để ăn mà không đem bán. Vì vậy, nếu muốn thưởng thức rêu đá, bạn phải buộc lòng “vi hành” một chuyến lên Tây Bắc.

Pa pỉnh tộp

Pa pỉnh tộp (cá suối nướng) là món ăn cổ truyền của đồng bào dân tộc Thái vùng Tây Bắc. Nguyên liệu chính là cá suối như cá chép, trôi, trắm thật tươi. Cá được bắt đem về chế biến, tẩm ướp gia vị, sau đó được kẹp vào que tre non nướng trên lửa đỏ. Bạn có thể thưởng thức “Pa pỉnh tộp” ở Lai Châu, Sơn La, ở Hòa Bình, ở Yên Bái…Nhưng nổi tiếng nhất và được coi là ngon nhất vẫn là món Pa pỉnh tộp của người Thái ở Điện Biên.

Xôi ngũ sắc

Những hạt xôi được làm từ nếp cái hoa vàng, loại nếp trồng trên những ruộng bậc thang của người dân Tây Bắc, sau khi trộn với màu được triết từ các rau củ tự nhiên, được hấp lên tạo thành món xôi ngũ sắc của người dân tộc nơi đây. Xôi ngũ sắc có năm màu: Trắng, đỏ, xanh, tím, vàng. Mỗi màu tượng trưng cho một ý nghĩa riêng, tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành.

Lạp xưởng gác bếp

Lạp xưởng Tây Bắc có vị thơm ngon béo ngậy. Khi ăn chỉ cần cho lên hơ qua lửa hay đảo qua dầu cho dậy mùi là có thể ăn được. Mùi vị của lạp xưởng gác bếp cũng rất khác mùi của các loại lạp xưởng khác, không chỉ có độ thơm ngậy của thịt mà còn có mùi khói bếp rất đặc trưng.Tất cả cùng hòa quyện trong miếng lạp xưởng đem lại cảm giac ngon miệng cho người thưởng thức. Tất cả cùng hòa quyện trong miếng lạp xưởng đem lại cảm giác ngon miệng cho người thưởng thức. Lạp xưởng ngon nhất là ở tỉnh Cao Bằng, có giá khoảng 360000 đồng một kg.

Lợn “cắp nách”

Lợn “cắp nách” hay còn gọi là “lợn lửng”, là giống lợn đặc sản có ở vùng cao và nhiều nhất ở Lai Châu. Chúng là những con lợn con vừa mới lọt lòng mẹ liền được thả vào trong rừng tự kiếm ăn nên thịt của chúng rất nạc và không hề có mỡ, khi lợn được khoảng 10-15kg thì được bắt đem về chết biến. Vì lợn còn rất nhỏ, người dân nơi đây khi bắt có thể cầm tay xách về hay cắp vào nách nên nó có tên là lợn “cắp nách”. Tại những phiên chợ trên vùng cao Tây Bắc, bạn có thể thấy người dân tộc gùi trên lưng những tảng thịt xuống chợ, mua bán, trao đổi hàng hóa. Thịt lợn cắp nách được bán khoảng 130.000 đồng một kg.

Cơm Lam Bắc Mê

Đây là đặc sản của dân tộc Tày vùng Bắc Mê được nhiều người biết đến. Khi thưởng thức, cơm lam có mùi thơm phức quyện cùng lá chuối và ống nướng. Loại cơm này có thể ăn không,  chấm với muối mè hoặc ăn cùng cá nướng béo ngậy.

Cháo ấu tẩu

Món cháo ấu tẩu là thức ăn bổ dưỡng và thường nhật của người Hà Giang. Nhiều người cho rằng, ngoài giúp bồi bổ xương cốt, xoa tan mệt mỏi còn thêm tác dụng đặc biệt là tạo giấc ngủ ngon, điều đó lý giải vì sao cháo ấu tẩu chỉ bán vào ban đêm. Gạo nếp cái hoa vàng thơm lừng như mời gọi thực khách, cùng vị bùi của củ ấu được hầm nhừ với nước dùng giò heo béo ngậy. Bên cạnh đó, cháo ấu tẩu còn được ăn kèm với trứng gà và một số gia vị giúp món ăn dậy mùi thơm ngọt ngào. 

Thịt trâu gác bếp

Món thịt trâu gác bếp được làm từ thịt vai và nạc lưng của những chú trâu thả rông trên các vùng đồi núi, ướp thịt với muối hột, ớt, gừng, mắc kén, hạt dổi giã nhuyễn để ngấm gia vị rồi phơi trong bóng râm một ngày, sau đó dùng que xiên vào treo lên gác bếp để than củi nóng hun khô dần. Miếng thịt thơm nồng mùi khói, bên trong dẻo dai đậm đà gia vị, nhấm nháp trong một ngày se lạnh cùng ít rượu thật không còn gì thú hơn. Giá thịt trâu gác bếp hiện nay khoảng 770000 một kg.

Chẳm chéo

Chẩm chéo là loại gia vị truyền thống của người Thái Tây Bắc với cách làm và hương vị rất đặc biệt. Có thể dùng chẩm chéo để chấm cơm lam, các món nướng hay rau sống cuốn gỏi. được làm từ muối, mì chính, tỏi, ớt khô và gia vị không thể thiếu là mắc khén. Mới đầu ăn, bạn sẽ cảm thấy không quen vị, nhưng khi đã ăn rồi, thì thật sự không tài nào quên được.Hiện nay, giá bán của món đặc sản này là 120000 đồng một kg.

Trả lời