Top 9 đặc sản xứ Huế

Bánh canh cá lóc

Nếu đến Huế bạn sẽ thấy bánh canh được bán ở mọi nơi, mọi ngõ nghếch, thông thường bánh canh được nấu với cá lóc, tuy nhiên ở một số điểm có thể bán bánh canh cá rô, bánh canh chả cá,… có 3 loại bánh canh khác nhau, bánh canh bột xắt ( người ta cắt trực tiếp bột lên trên nồi nước đang sôi), bánh canh bột sợi( bột đã được xắt sẵn bằng máy), bánh canh bột trộn ( gồm bột lọc, bột xắt và bột sợi).

Cơm Hến

Trong thơ Hàn Mặc Từ đã từng nhắc đến Cồn Hến xứ Huế qua bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, đây chính là địa điểm nổi tiếng với món cơm hến. Đó cũng là lí do mà người ta đặt tên cho vùng vĩ dạ này với cái tên Hàn Mặc Tử ngày nay. Cơm hến là món ăn đơn giản, dễ làm, tuy nhiên sự khác biệt ở đây là vì giống hến lý tưởng cho món cơm hến Huế phải là loại hến nhỏ xíu nằm dưới sông Hương chung quanh vùng Cồn Hến. Có dịp so sánh về mùi vị giữa hến Cồn và hến các nơi khác mới thấy được cái vị ngọt rất thanh và mùi thơm nhẹ nhàng độc đáo của hến Cồn. Đơn giản nhưng nó kết hợp với nhiều gia vị khác nhau đặc trưng của xứ Huế như gừng, ruốc, mè,…. Cùng với các loại thực phẩm, tươi sống và quy trình làm tạo nên món ăn thơm ngon.

Mè xửng

Kẹo mè xửng ngọt thơm hấp dẫn với vị béo bùi của mè và đậu phộng là món ngon nổi tiếng từ đất Huế. Không phải ai cũng có thể làm được kẹo mè xửng thơm ngon bởi kẹo có thể mềm hoặc cứng tùy theo thời gian nấu đường để đường có độ đặc sánh khác nhau. Kẹo thơm ngon cùng với vị béo bùi của mè và đậu phộng. Chắc chắn bạn sẽ thích ngay đấy!

Cơm chay xứ Huế

Huế nổi tiếng với chùa chiền và lăng mộ vua chúa vì vậy mà người Huế thường xuyên ăn chay, không chỉ vào những ngày rằm, 30 hay mồng 1 mà có người còn ăn quanh năm suốt tháng. Chính vì lẽ đó mà ở Huế nhiều quán cơm chay mở ra, không chỉ dừng ở cơm chay mà còn có bún chay, lẫu chay,… Cơm chay xứ Huế phải gọi là tuyệt đỉnh bởi chỉ có thực vật nhưng người ta có thể chế tạo ra rất nhiều món ăn khác nhau đi kèm với cơm. Nếu đến Huế du khách có thể đi dọc theo các tuyến phố từ Phan Bội Châu, Điện Biên Phủ đến Thuỷ Xuân, quán chay mọc lên san sát. Những món chay vừa thanh tịnh vừa tốt cho sức khỏe.

Chè cung đình Huế

Nhắc đến ẩm thực Huế không thể không nhắc đến chè Cùng Đình Huế từ xưa đến nay. Đây là món tráng miệng nổi tiếng từ thời vua chúa Nguyễn. Con người Huế được biết đến là rất tỉ mỉ, nhẹ nhàng, nhỏ nhẹ cho nên món ăn cũng vậy, Chè cung đình Huế được kết hợp từ nhiều hương vị khác nhau tùy thuộc vào lựa chọn của từng người. Nếu đến Huế du khách có thể thưởng thức đặc sản này ở Chè Hẻm hay chính ngay dưới chân cầu Trường Tiền, đặc sản này vẫn được bày bán cho nhiều du khách từ khắp mọi miền đất nước và trên thế giới. 

Các loại bánh ( lộc, nậm , bèo )

Huế nổi tiếng với các loại bánh vừa ngon vừa rẻ.
 1. Bánh bèo chén – Để làm được một chén bánh bèo đòi hỏi rất nhiều công phu tỉ mỉ, từ việc chọn gạo để xay bột rồi đổ bánh khi hấp sao cho vừa khuôn nhỏ xinh mà thấm đẫm các nguyên liệu khác như bột tôm sấy, tóp mỡ giòn tan, hành lá… Khi thưởng thức, dùng thìa mỏng xúc bánh ăn kèm với nước chấm đặc biệt được làm từ nước mắm nguyên chất, đường, ớt, tỏi… Ăn bánh bèo, bạn sẽ cảm nhận được cái dẻo dai bột cộng thêm vị thơm, béo, dòn của các gia vị và bột tôm.
 2. Bánh bột lọc – Nổi tiếng nhất trong các loại bánh Huế phải kể đến là bánh bột lọc, món bánh mà du khách nào cũng phải thưởng thức cho bằng được khi đặt chân đến Huế. Đã đi đến nhiều nơi nhưng thực sự không có nơi nào có thể làm bánh bột lọc ngon như ở Huế. Ngoài ra bánh bột lọc được chia làm 2 loại gồm bánh lọc lá và bánh lọc trần. Chiếc bánh bột lọc nóng hôi hổi chấm với chén nước chấm mặn, ngọt, cay khiến người ta khó có thể cưỡng lại.
 3. Bánh nậm – Đây là loại bánh làm từ bột gạo được phết mỏng trên lá chuối, dải lên trên là lớp nhân vàng gạch thơm lừng của thịt heo trộn với tôm bằm, đậu xanh cùng chút hành lá. Đây là món ăn quen thuộc với những đứa trẻ lớn lên từ trước đến nay. 4,5. ngoài ra Huế còn nổi tiếng với bánh ít ram và bánh khoái.

Vịt Triều Tây

Nếu ai đã từng thưởng thức món vịt Triều Tây thì sẽ hiểu tại sao nhiều người Huế cho rằng đã tìm ăn thịt vịt xứ thần – Cố Đô thì nhất định đó phải là Vịt Triều Tây. Sở dĩ gọi là vịt Triều Tây bởi những hàng quán bán thịt vịt nằm gần cây cầu Triều Tây ở phường An Hòa (TP.Huế). Các hàng quán không lớn, nằm ven đường, mùi thơm lan tỏa khiến người đi đường không khỏi cồn cào. Điểm khác biệt đó là những quán này chỉ là những quán ăn vỉa hè nhưng lại tạo nên món ăn ngây ngất lòng người, sự đặc biệt đó không chỉ từ việc chế biến thịt vịt mà còn bởi bí quyết làm nước chấm. Nước chấm ngon thì mới tạo nên đặc sản riêng biệt.

Nem, chả, né Huế

Khi đến Huế bạn sẽ có ấn tượng rất đặc biệt của chả huế , đó là gói hoàn toàn bằng lá chuối và cột thắt ở hai đầu chứ không gói vuông 2 đầu như chả Bắc. Không chỉ khác về hình dáng bên ngoài mà còn cả về mùi vị và công phu tỉ mỉ trong chế biến.Trước khi muốn có đòn chả ngon, lá chuối phải được luộc qua nước sôi, rửa sạch và ngâm vào trong nước lạnh qua 1 đêm, sáng vớt ra cho ráo nước và cắt tỉa góc cạnh, khi làm cần lau thật sạch cho hết mủ lá. Nem Huế – khác với nem miền Bắc và nem miền Nam ở cách nêm gia vị. Không bao giờ ta gặp một lọn nem Huế lại có một hạt tiêu tròn ở giữa. Các mùi vị dều hòa tan trong lọn nem xinh xắn. Trong lọn nem có đủ mùi vị của thịt nạc lên men chua, da heo xắt nhỏ, thính, nước mắm kho, đường phèn, muối… Thực lòng khó cản được sự háo hức của vị giác khi thấy từng lọn nem chua ửng hồng xếp thành vòng tròn trong lòng đĩa mời gọi!

Chè bột lọc bọc heo quay

Đây có lẽ là món chè với tên gọi kì lạ nhất từng thấy, kết hợp giữa ngọt và mặn nhưng lại mang đến hương vị vô cùng ngọt ngào và đặc biệt mà chỉ riêng xứ huế mới có. Heo quay được bọc trong bột lọc, những viên bột lọc khá to, nhỏ hơn viên trôi nước miền Nam một tí. Nước đường ăn kèm không quá ngọt, được pha với một ít gừng làm cho phần nước ngọt nhẹ thanh thanh kết hợp với viên bột lọc heo quay vị mặn mặn, giòn giòn, dai dai. Món này ăn khá lạ miệng. nếu có dịp ghé Huế, các bạn đừng quên thử đặc sản này nhé.

Trả lời