Top 9 Sân bay “nguy hiểm” nhất thế giới

Juancho E. Yrausquin (đảo Saba)

Sân bay này nằm tại đảo Saba của vùng biển Ca- ri – bê. Sân bay nằm ở một phần của đỉnh đồi cao, và cả 2 đường băng đều kết thúc là vách núi hướng ra biển. Một điều nữa là đường băng khá ngắn (400m) nên việc hạ cánh và cất cánh khá khó khăn. Sân bay cũng nằm khá gần đường xá đông đúc nên chỉ những phi công có kinh nghiệm mới được lái những chuyến bay qua sân bay này.

Ice Runway (Nam Cực)

Đây là sân bay của chương trình nghiên cứu Nam Cực của Mỹ. Đường băng ở đây được làm bằng băng đúng nghĩa, và được sử dụng cho đến tháng 12 khi băng bắt đầu tách ra. Các phi công chở hàng đến đây cho rằng đường băng khá êm, và cảm nhận nó cũng giống như là hạ cánh trên mặt bê tông vậy.

Barra (đảo Barra)

Sân bay quốc tế này nằm trên một con vịnh của đảo Barra (Scotland). Đây là sân bay duy nhất sử dụng bãi biển làm đường băng. Khi thủy triều lên, đường băng đặc biệt này sẽ chìm dưới nước, và giờ hạ cánh ở đây phụ thuộc vào thủy triều. Chính vì điều này mà đôi khi các chuyến bay phải hạ cánh vào ban đêm, và người ta phải chiếu sáng trên bãi biển này.

Toncontín International (Honduras)

Đây là một sân bay phục vụ quân đội Tegucigalpa (Honduras). Đường băng nằm ở một thung lũng bao quanh là các ngọn núi, chỉ có một đường ra và một đường vào cho máy bay. Tức là nếu có một máy bay đang ở đây, sẽ không máy bay nào được phép xuất hiện ở Toncontin.

Princess Julianna (đảo Saint Martin)

Sân bay quốc tế này nằm ở phần đảo thuộc Hà Lan trên đảo Saint Martin. Do đường băng khá ngắn nên đường băng ở đây nằm ngay sát đường biển. Người ta đã quá quen thuộc khi thấy một chiếc máy bay khổng lồ sắp hạ cánh chỉ cách những khách du lịch khoảng 10 – 20m.

Lukla (Nepal)

Sân bay nhỏ bé này nằm ở thành phố Lukla – Nepal. Đây được coi là một trong những sân bay nguy hiểm nhất thế giới bởi độ cao của mình. Nằm ở độ cao 2900 m so với mực nước biển, sân bay Lukla được các nhà leo núi lên đỉnh Everest chọn làm điểm khởi hành của mình. 

Gibraltar (Gibraltar)

Sân bay quốc tế của vùng lãnh thổ thuộc Anh này đặt vị trí đường băng khá đặc biệt. Một phần của đường băng sẽ đi ngang qua các con phố chính của thành phố. Phương tiện sẽ phải dừng lại mỗi khi có một máy bay cất cánh hay hạ cánh.

Madeira (đảo Madeira)

Nằm ở hòn đảo Madeira (Bồ Đào Nha), sân bay quốc tế này có đường băng chỉ  1400m (sau đó được nâng lên gấp đôi năm 2003). Đường băng ở đây một bên là biển một bên là vách núi cao. Phần mới xây của sân bay này nằm trên 180 cột trụ, mỗi cột cao khoảng 70m.   

Courchevel (Pháp)

Sân bay này nằm ở khu trượt tuyết Courchevel trên dãy núi An – pơ. Đường băng ở đây chỉ dài 525m và thậm chí còn có độ dốc 18,5%. Phi công thường xuyên phải hạ cánh ở đây trong thời tiết đầy sương mù lạnh giá của vùng núi cao.

Trả lời