Nội Dung Chính
Bánh Canh Bà Đợi
Nằm trên đường Đào Duy Anh, ở cuối một con hẻm nhỏ có một quán bánh canh không bảng hiệu. Dù bánh canh của quán này được thái sợi dẹt như kiểu Quảng Bình chứ không nén khuôn sợi tròn, nhưng nước dùng thì đặc phong cách Huế Bánh canh bà Đợi là một nơi dừng chân đông đảo của thực khách và khách du lịch Huế và đã có tuổi đời hơn 30 năm tồn tại.Cái tên thú vị “bà Đợi” cũng có nguồn gốc của nó: Đó là do mọi người tới ăn thường phải đợi rất lâu, vì vậy mọi người đã gọi luôn là quán… “bà Đợi” ! Nước dùng của quán này có vị đậm đà và thơm tự nhiên của tôm.
Khi tô bánh canh được bưng ra, nước trong, chả và tôm tươi giòn sần sật, thực khách sẽ gia thêm tiêu, muối, chanh, tương ớt dầu và hành lá thái nhỏ bầy sẵn trên bàn, mặc dù tự nước dùng trong tô đã đủ ngon vị lắm rồi… Vì vậy mà hiếm khi khách bỏ sót nước dùng trong tô bánh canh ở quán bà Đợi.
Bánh chưng Nhật Lệ
Con phố Nhật Lệ trong thành nội Huế, nổi tiếng bấy lâu nay với nghề bánh chưng truyền thống. Tại đây tập trung rất nhiều lò làm bánh chưng, tạo thành một làng nghề giữa lòng thành phố. Đặc biệt hơn khi mỗi dịp tết đến, không khí sản xuất và mua bán tại Nhật Lệ càng trở nên sôi động và nhộn nhịp hơn.
Trên con đường Nhật Lệ, người mua dễ dàng bắt gặp hình ảnh mua bán sản xuất sôi động của các lò bánh chưng. Nhà nào cũng có hàng chục nhân công làm bánh, mỗi người đảm trách mỗi khâu sản xuất. Từ giặt lá, vo nếp, làm đậu, gói bánh cho đến khâu nấu bánh. Quy trình làm việc tuy vẫn là thủ công truyền thống nhưng rất chuyên nghiệp và nhanh nhẹn. Ăn bánh chưng Nhật Lệ khi nguội ngon hơn khi nóng. Bóc lớp lá chuối ra, màu bánh xanh thơm nhức mắt. Cắn một miếng, nhân đậu thịt mỡ màu nâu trắng béo bùi ngập chân răng.
Bún bò Huế
Nếu là một người đam mê ẩm thực chắc hẳn rằng bạn đã biết đến Bún bò Huế, độ ngon và nổi tiếng của món ăn này chắc không phải bàn nhiều. Bún bò Huế có một miếng chân giò, một miếng giò tự nắm, một miếng tiết lợn nhỏ và vài lát thịt bò. Rau ăn kèm cũng rất tươi và phong phú.Hương vị đặc biệt của tô bún chính là ở nước dùng. Vị cay nồng của ớt, hương thơm của sả, một ít mắm ruốc kết hợp cùng nhau làm dậy lên mùi vị vô cùng đặc trưng của xứ Huế.Địa chỉ ăn bún bò Huế nổi tiếng nhất: 13 Lý Thường Kiệt (cạnh Nhà khách Công đoàn). Ngoài ra, bạn có thể tìm đến nơi tập trung nhiều quán bún bò Huế như góc phố Trương Định – Phạm Hồng Thái, quán bún trên đường Lý Thường Kiệt, Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Trãi,… cũng khá đông khách..Giá một tô bún bò Huế khoảng 30.000 đồng.
Cơm Hến
Sau quảng đường di chuyển dài để đến Huế,để làm ấm bụng bạn có thể bắt đầu thưởng thức món cơm hến.Cơm hến được trình bày dưới hình thức là cơm nguội trộn với hến xào qua dầu và gia vị, nước hến, mắm ruốc, rau bắp cải, tóp mỡ, bánh tráng nướng, mì xào giòn, ớt màu, đậu phộng nguyên hạt, dầu ăn chín, tiêu, vị tinh (bột ngọt, mì chính) và muối. Các món cải biên như bún hến và mì hến không phải là đặc sản Huế.Cơm hến xuất phát từ tầng lớp bình dân vùng cồn Hến ven sông Hương, có thời từng được tiến vua, trở thành món ăn cung đình. Đây là món ăn dễ tìm kiếm khi du khách đến thăm Huế. Cơm hến tuy là món ăn dân dã có khắp mọi nơi dù ở thôn xóm hay đường quê, nghèo mà vẫn sang, đậm đà hương vị.Cơm hến được ăn kèm với phụ gia là rau sống gồm có: rau sống, bắp chuối, giá đỗ và ít thân khoai môn trắng thái nhỏ. Lạc được rang vàng và phi dầu vàng cho có màu đẹp mắt.Cơm hến ngon nhất là ở cồn Hến, thuộc làng Cồn, xã Hương Lưu, phường Vĩ Dạ, cách trung tâm thành phố Huế chừng vài km. Sách Ô Châu cận lục của Dương Văn An đã miêu tả cồn Hến là “một cù lao xinh đẹp. Cơm hến khá rẻ, một tô chỉ khoảng 15.000 đồng.
Các loại bánh Huế: Bánh bèo, bánh bột lọc, bánh khoái
Có dịp đến Huế, mới thấy bánh bèo gắn bó với đời sống sinh hoạt của người dân cố đô như thế nào. Khoảng từ 3 đến 5 giờ chiều, trên các ngõ phố, những phụ nữ quẩy gánh trên vai hoặc chiếc thúng nhỏ cắp ngang hông, đi bán bánh bèo, bánh lọc đến từng nhà. Người Huế rất thích và đã thành thói quen dùng loại bánh đầy hương vị quê nhà này vào các bữa ăn phụ.Bạn có thể thưởng thức những loại bánh trên tại một số địa điểm sau:
- Quán Tranh bèo nậm lọc
Địa chỉ: Đường Chi Lăng, Huế
Điện thoại: (84-54) 531866 - Bánh bèo nậm lọc bà Đỏ
Địa chỉ: 71 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Huế
Điện thoại: (84-54) 541182 - Bánh bèo Bà Cư
Địa chỉ: 47 Nguyễn Huệ, Huế
Điện thoại: (84-54) 832895
Cơm rượu Huế
Cơm rượu được làm từ phương pháp lên men cổ truyền. Là món tráng miệng, lại giúp dễ tiêu hóa nên đã được nhiều gia đình Huế tự chế biến trong bữa ăn.Để có những viên cơm nếp nguyên miếng, thơm ngọt, cần chọn nếp ngỗng cũ, vo sạch, ngâm nước trong 8 giờ rồi vớt để ráo. Đem hấp nếp lần 1 trong một tấm vải màn. Khi hạt nếp có độ trong, lấy ra, nhúng gói nếp vào thau nước pha muối loãng, để ráo trong 3 phút. Hấp nếp lần hai đến độ chín hoàn toàn. Xới xôi ra để nguội. Lót tấm lá chuối vào khay, cho xôi vào, đậy thêm tấm lá nén xôi thật chặt trong lòng khay, dùng vật nặng đè lên xôi.
Giã men thật mịn, mở lá ra, rắc đều bột men lên mặt xôi. Dùng dao nhúng nước muối đặc, cắt xôi thành viên cạnh 2,5 cm. Rắc tiếp men lên đều mặt còn lại của viên xôi. Lấy lá chuối cuộn từng viên xôi.Cứ một dung lá gói ba viên xôi. Dùng một cái phên đan hay một cái gì đó có lỗ gác trên một thau hứng. Sắp những viên xôi lên lòng phên. Dùng lá chuối bọc kín xửng, đem ủ nơi nhiệt ấm. Sau 3 ngày từng viên xôi lên men xốp, rỉ nước ngọt thơm, hơi nồng, màu vàng ngà. Ta bóc lá chuối, sắp viên xôi ra bát hay thẩu, đổ nước rượu hứng được vào. Đậy nắp lại, sau 1 ngày là có thể đem ăn. Để tủ lạnh sẽ giữ được lâu hơn. Món cơm rượu thường ăn kèm xôi vò.
Nem Huế
Riêng với người dân Huế, nem là món ăn có truyền thống lâu đời, rất phổ biến và được bán nhiều trên các con đường của thành phố xinh đẹp này. Trong đó, nổi tiếng và thu hút đông thực khách nhất là những hàng nem trên khu vực phố cổ Đông Ba.Miếng nem đạt chuẩn phải có bề mặt khô ráo không chảy nước, màu hồng nhạt hay hồng cánh sen. Khi ăn, thịt săn chắc, nhai thấy giòn cùng với vị chua vừa phải và thơm. Thưởng thức nem chua không thể thiếu tỏi, cái vị cay nồng của tỏi hòa quyện với cái vị chua của nem đem đến cho người ăn một hương vị thơm ngon rất khó diễn tả.
Nem Lụi
Có cách chế biến như nem chua khi cũng được làm từ thịt lợn xay nhuyễn cùng các loại gia vị, nhưng thay vì gói lại để chua, người Huế đã biến tấu bằng cách vo thành từng viên dài quanh que tre nhỏ và nướng chín trên bếp than hồng.
Nem lụi xứ Huế có cách thưởng thức như món gỏi cuốn của người Sài Gòn khi được cuốn kèm với bánh tráng cùng các loại rau như xà lách, chuối chát, khế, đồ chua… Ăn kèm món này là chén nước chấm pha sền sệt như nước chấm món bánh khoái.
Những quán nem lụi ngon ở Huế:
– Quán trước cửa chợ Đông Ba
– Quán trên đường Phú Quý – Nguyễn Huệ
– Quán Hạnh ở 11 Phó Đức Chính
Bánh ít lá gai
Nguyên liệu chủ yếu làm bánh ít lá gai gồm có lá gai, đậu xanh, lá chuối. Bánh ít dùng trước hết để thờ cúng tiên tổ trong những ngày lễ tết, huý kỵ. Rồi trong những việc hiếu hỷ: đám cưới mời cô bác một chiếc mừng duyên mới, ma chay ăn một miếng bánh ít phân ưu. Sau nữa bánh dùng làm quà cho người đi xa, mang theo như để thể hiện tấm lòng thơm thảo của người nhà quê…Ăn một chiếc bánh ít có cảm giác dẻo dẻo, lưỡi có vị bùi của lá quết và vị ngọt của đường nhân, mũi ngửi được hương thơm của đậu đỗ xanh rắc dầu chuối, tai lắng nghe những tiếng nhai “chắp…chắp…” có vẻ khoái khẩu thèm thuồng, mắt nhìn chiếc bánh ít thì liên tưởng đến mái nhà, chợt nhớ tổ tiên qua câu gợi ca dao “ngó lên nuộc lạt mái nhà/ bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”.
Bạn có thể dễ dàng tìm loại bánh này ở chợ Đông Ba hoặc trên những gánh hàng rong trên phố.