Nội Dung Chính
Nhân viên Pháp chế
Kinh tế thời mở cửa, thị trường đầy biến động nên hầu hết các ông chủ đều muốn đảm bảo an toàn cho sự nghiệp của mình. Với một chuyên viên pháp chế trong doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể yên tâm kinh doanh. Do đó, vị trí này đang ngày một có ảnh hưởng rất quan trọng đến chu trình hoạt động, nhiều khi quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp ký kết hợp đồng với một đối tác nào đó thì chuyên viên pháp chế là người vào cuộc đầu tiên. Họ phải tìm hiểu kỹ về đối tác đến từng chi tiết cụ thể. Chỉ khi nào chắc chắn không có vấn đề gì thì tiến hành hợp tác. Một số chủ doanh nghiệp không ngại khẳng định: “Chỉ cần chuyên viên pháp chế nhíu mày nghi vấn cũng đủ cứu cho đơn vị một bàn thua trông thấy vì chỉ cần một sơ hở trong hợp đồng có thể gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng”.
Tầm quan trọng của chuyên viên pháp chế còn được thể hiện rõ qua khâu đối nội. Đó là sự nhạy bén, nhanh chân tiến hành đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, bản quyền cho công ty, là nơi quản lý hồ sơ đạt chất lượng cao… Chuyên viên pháp chế còn phải tư vấn lãnh đạo, trưởng các phòng ban tiến hành công việc theo đúng hướng, đúng chức năng kinh doanh đã đăng ký. Với sự am hiểu luật kinh tế, các chuyên viên này trợ giúp vấn đề xử lý tài chính, thu hồi công nợ trong và ngoài nước, hạn chế tối đa việc phải ra trước cơ quan có thẩm quyền.
Phiên dịch viên
Phiên dịch là một nghề đang “hot” trên thị trường việc làm với một thu nhập cao. Ở Việt Nam, nghề phiên dịch trước đây và ngày nay càng được coi trọng bởi trong bối cảnh hội nhập với thế giới, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO thì nhu cầu phiên dịch các thứ tiếng đặc biệt là tiếng Anh ngày càng tăng cao. Người phiên dịch trở thành cầu nối quan trọng về ngôn ngữ và văn hóa. Người làm phiên dịch là truyền đạt những thông tin từ người nói đến người nghe. Đây là công việc không hề đơn giản vì nếu chỉ cần dịch sai hoặc không đúng nghĩa của thông tin thì nội dung truyền đạt sẽ mang một ý nghĩa hoàn toàn khác.
Hiện nay, đội ngũ những người làm công tác phiên dịch ngoài công việc cố định họ thường có những hợp đồng phiên dịch bên ngoài. Chính vì thế thu nhập của các phiên dịch viên cũng khá cao. Trung bình mỗi khi phiên dịch cho các hội thảo hay hội nghị, thù lao họ được trả từ 200 – 400 USD/ngày. Tuy nhiên, để có được thù lao như thế những người làm nghề này phải làm việc rất cật lực. Người làm phiên dịch phải bỏ ra thời gian để đầu tư cho chương trình mà họ sẽ đảm nhận ít nhất từ 1 – 2 tuần. Riêng với những hội thảo có tính chuyên ngành, nhất là các lĩnh vực về khoa học họ còn mất nhiều thời gian đầu tư hơn để có thêm kiến thức cũng như thuật ngữ riêng của từng ngành. gười phiên dịch không chỉ giỏi ngoại ngữ mà còn phải nghiên cứu, nắm vững một số thuật ngữ cần thiết liên quan đến hội nghị, hội thảo. Đây là “nghề làm dâu trăm họ”, nên phải rèn luyện, học tập thường xuyên, nếu không thì không thể tồn tại. Chỉ cần dịch kém một lần thì những lần kế tiếp không ai dùng mình nữa. Vì thế áp lực của công việc thật sự rất lớn nhưng cơ hội thăng tiến, tiếp xúc tạo dựng mối quan hệ và số tiền kiếm được sẽ rất đáng để bạn thử sức với nghề phiên dịch viên.
Nhân viên Kinh doanh
Trong bán hàng hoặc kinh doanh, Sale là một bộ phận cực kì quan trọng trong bất kì doanh nghiệp hay bất kì hoạt động kinh doanh nào. Để một sản phẩm đến tay khách hàng, ngoài nhu cầu và hành vi mua hàng cơ bản từ người mua, doanh nghiệp cũng cần phải sale (bán hàng) để thu về các giá trị lợi nhuận nhất định. Nếu bạn là đơn vị kinh doanh, dù công ty lớn hay đơn vị vưa khởi nghiệp chắc chắn không thể không có khâu này trong toàn bộ quy trình cũng như chiến lược tiếp cận khách hàng tiềm năng. Trong thi trường việc làm nói chung, Sale còn được xem là một nghề, một công việc đòi hỏi năng lực giao tiếp, đàm phán và thuyết phục của ứng viên. Với sự phát triển của công nghệ số và nhiều mô hình kinh doanh ra đời hiện nay, nhu cầu tìm kiếm nhân viên Sale ở nhiều công ty, doanh nghiệp là cực kì cao. Tình trạng khan hiếm nhân lực ngành Sale chưa bao giờ giảm đi.
Bộ phận Sale hay các nhân viên Sale có đặc thù là luôn tiếp xúc với khách hàng, luôn phải biết cách làm thể nào để tiếp cận và thúc đẩy hành vi mua hàng nhiều nhất. Một bộ phận hay nhân viên Sale tệ sẽ khiến doanh nghiệp không chỉ mất đi doanh thu mà còn mất đi cả uy tín cũng như thương hiệu của mình trong mắt khách hàng. Có thể nói, các nhân viên bán hàng chính là những nhân vật đại diện cho thương hiệu hay bộ mặt của công ty, mọi hành vi hay phản ứng của họ đều khiến khách hàng có những đánh giá tích cực hoặc tiêu cực về công ty đó. Chính vì vậy bạn sẽ thấy nhiều công ty có chính sách đào tạo nhân viên bán hàng rất gắt gao, họ sẽ không bao giờ để một người mới học việc ra đứng bán hàng ngay mà đặt ra rất nhiều quy chuẩn cũng như vòng kiểm tra để xác định xem nhân viên bán hàng đó có đủ tiêu chuẩn hay không. Và bên cạnh trình độ chuyên môn thì các nhân viên Sale còn phải hội tụ các phẩm chất đạo đức cần thiết, có kỉ luật trong công việc.
Vì vậy, có rất nhiều định kiến khá sai lầm khi bảo rằng “làm Sale không cần trình độ, không cần hiểu biết nhiều” hay “không đi học thì sau này đi bán hàng cũng được”… Những nhân viên Sale như thế chắc chắn không sớm thì muộn sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của bạn. Thực chất, bộ phận Sale cần là tổng hợp những cá nhân có khả năng giao tiếp tốt, am hiểu về các sản phẩm mà mình giới thiệu và quan trọng là kĩ năng năm bắt TÂM LÍ KHÁCH HÀNG.
Nhân viên Ngân hàng
Dù bạn quyết định gia nhập vào phòng ban nào của ngân hàng, điều có thể chắc chắn là bạn sẽ làm việc trong một đội hình đa kỹ năng. Điều này tạo ra một nền văn hóa chia sẻ các ý tưởng và kiến thức xuyên suốt thị trường quốc tế và các bộ phận doanh nghiệp. Bạn sẽ phải học tập và rèn luyện không ngừng nếu muốn tiến bộ. Ngay từ giai đoạn đầu, bạn đã phải chuẩn bị tinh thần để đón nhận các thử thách, sự thăng tuyến, chuyển phòng ban làm việc hay thậm chí phải làm việc xa nhà.
Hoạt động trong một lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt, ngân hàng thường xuyên phải cung cấp các dịch vụ tài chính phức tạp. Nhân tố bảo đảm cho sự thành công của một ngân hàng thương mại chính là nguồn nhân lực luôn sẵn sàng giải quyết mọi khó khăn. Bạn có thể sẽ phải đối mặt với các thách thức về chuyên môn trong một ngành kinh doanh quá rộng lớn hay vô số các vấn đề đòi hỏi kỹ năng phân tích. Ngoài ra, bạn phải hiệu rằng những việc bạn đang làm sẽ có ảnh hưởng rất rộng lớn và lâu dài.
Ngân hàng là ngành công nghiệp mang tính chất toàn cầu. Không giống như các ngành công nghiệp khác, ngân hàng tự bản thân nó đã mang tính toàn cầu. Các dịch vụ của ngân hàng đã vượt ra khỏi biên giới địa lý của một quốc gia để đến với tất cả các khách hàng. Chúng ta dễ dàng nhận thấy các ngân hàng đầu từ lớn đều có hoạt động ở tất cả mọi nơi trên thế giới như Mỹ, Châu Âu, Châu Á… Môi trường làm việc của ngành ngân hàng vô cùng năng động, đến với mọi nến văn hóa, kinh tế và tiền tệ.
Trình dược viên
Trình Dược viên được biết đến là những người kinh doanh thuốc (môi giới thuốc) làm công việc giới thiệu các loại thuốc mới tới các cơ sở kinh doanh thuốc như quầy thuốc, nhà thuốc. Không những mang lại nguồn thu nhập cao, mà cơ hội thăng tiến trong ngành Dược luôn rộng mở. Ngoài việc giới thiệu dược phẩm mới tới các cơ sở kinh doanh thuốc, trong các cơ sở khám chữa bệnh, Trình dược viên còn hướng dẫn các bác sĩ tác dụng và cách sử dụng của các loại thuốc mới có mặt trên thị trường. Kênh phân phối chủ yếu của trình dược viên là ở các nhà thuốc, phòng khám và bệnh viện, rất ít khi họ giới thiệu thuốc trực tiếp cho bệnh nhân.
Cầm tấm bằng Dược sĩ ngay sau khi tốt nghiệp bạn vẫn chưa chính thức là một trình dược viên. Chỉ khi bạn vượt qua vòng phỏng vấn của các công ty dược và chính thức được nhận ở vị trí trình dược viên thì lúc đó công ty sẽ đào tạo bạn những kỹ năng cần thiết để trở thành trình dược viên ưu tú. Nếu muốn trở thành một trình dược viên chuyên nghiệp ở các công ty lớn thì đừng chờ vào may mắn mà ngay từ đầu bạn hãy tự trau dồi những kỹ năng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường bằng những cách khác nhau.
Lập trình viên
Công việc của người lập trình được gọi là software engineering. Để làm ra một phần mềm, trước hết người ta phải tạo ra một “bản thiết kế” (framework), mỗi lập trình viên đảm nhiệm một phần việc, sau đó các phần được kết nối lại tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Lập trình viên được ví là những thợ “coding” (người ngồi gõ những dòng lệnh (code) trên máy tính), làm ra các phần mềm hoặc chỉnh sửa, phát triển nó dựa trên các công cụ lập trình. Nghề lập trình đòi hỏi sự sáng tạo cũng như các kỹ năng đánh giá, phân tích yêu cầu của dự án, đưa ra các giải pháp thiết kế hoặc cách tiếp cận công nghệ mới khi gặp những framework thiết kế chưa kỹ hoặc công nghệ thay đổi.
Logic là điều quan trọng nhất trong lập trình. Bạn phải có đủ nhạy bén, linh hoạt và khả năng phán xét cao để giải quyết một vấn đề triệt để bằng phương pháp logic. Vì thế, nếu không có khả năng suy luận logic thì chắc chắn một điều nghề lập trình không thích hợp với bạn. Bạn sẽ cảm thấy nhàm chán và nhức đầu khi theo đuổi các đoạn code của chương trình, các vấn đề về debug (gỡ rối), về lỗi, về dấu chấm, dấu phẩy… Đa số, công việc lập trình đều làm việc theo nhóm. Khả năng để bạn thích ứng, và chia sẻ những ý kiến của bạn tại công ty chiếm vị trí rất quan trọng. Bạn phải biết cách phối hợp công việc với cộng sự, khả năng thuyết trình, giao tiếp, ứng xử của bạn sẽ được sử dụng tối đa trong môi trường làm việc này.
Các vấn đề mà các lập trình viên phải giải quyết thường là các vấn đề khó có thể giải quyết ngay lập tức. Nó mất nhiều giờ, nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng làm việc một cách cẩn thận để giải quyết, tìm hướng đi. Nhiều khi bạn đi sai hướng lại phải quay lại giải quyết từ phần đã giải quyết đúng và bắt đầu lại. Không trường lớp nào có thể đào tạo cho bạn tất cả những thứ bạn cần cho công việc lập trình sau này. Chính vì thế, khả năng tự học qua sách vở, tài liệu, internet và qua cả bạn bè nữa là không thể thiếu. Kết hợp với những dự án làm việc trong thực tế, bạn sẽ dần dần thành thạo những gì mình đã tự học được.
Nhân viên Marketing
Marketing là ngành giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của hầu hết mọi tổ chức kinh doanh trên thế giới. Trải qua thời gian dài phát triển, marketing có một hệ thống khoa học riêng của ngành, đảm bảo hoạt động marketing của doanh nghiệp luôn đạt hiệu quả cao nhất. Marketing là các hoạt động hướng đến khách hàng, tạo dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng, tiếp đó là các hoạt động gia tăng giá trị đến khách hàng và đồng thời cũng tạo ra các giá trị mong muốn cho doanh nghiệp, tổ chức.
Hiệu quả của hoạt động bán hàng (sale) ở hiện tại và hoạt động bán hàng trong tương lai chịu ảnh hưởng lớn từ marketing. Mọi thay đổi trong hoạt động bán hàng, thay đổi về sản phẩm đều có sự tác động của marketing. Marketing còn chi phối hoạt động của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai.
Đối với doanh nghiệp, marketing luôn là nhu cầu thiết yếu và marketing cũng là một trong các hoạt động chính của hầu khắp các tổ chức, doanh nghiệp. Nhu cầu công việc cho ngành marketing là lớn và nhu cầu tuyển dụng nhân sự luôn ở mức độ cao. Marketing còn được xem như là nghệ thuật marketing, đòi hỏi người làm nghề phải phát triển ở mức độ chuyên môn cao, khả năng thực tế tốt. Với những người mới tốt nghiệp, sẽ có nhiều khó khăn để chọn lựa nơi làm việc phù hợp và công việc ban đầu phù hợp. Để có thể ứng tuyển vào các vị trí chuyên môn cao, đòi hỏi có quá trình phấn đấu trong chuyên môn nghề nghiệp.
Nhân viên Kế toán
Mỗi ngày, một doanh nghiệp hay bất kỳ các cơ quan tổ chức nào cũng sẽ có nhiều hoạt động cần thực hiện. Trong đó, phần lớn các hoạt động này đều có liên quan đến các hoạt động tài chính quan trọng của công ty: thu tiền bán hàng, nhập kho số nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất, trả tiền mua số nguyên vật liệu đã mua đó; ngày cuối tháng thì phải trả lương cho công nhân viên, xác định số tiền lãi hay lỗ của tháng này… Một nhân viên kế toán thường ngày đảm nhận rất nhiều các công việc khác nhau. Cụ thể như: ghi chép, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các thông tin cần thiết về hoạt động tài chính, kinh tế của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhất để quản lý cũng như đề ra các quyết định quản lý kinh tế, tài chính của doanh nghiệp.
Không như những ngành nghề khác, với nghề kế toán bạn có thể định hướng rõ ràng tương lai nghề nghiệp cho mình. Đây cũng là nghề có tiềm năng phát triển rất lớn. Có 4 lĩnh vực mà một kế toán viên có thể lựa chọn là kế toán, kiểm toán, thuế và quản lý. Chính nhờ sự đa dạng này mà một người kế toán có thể có nhiều lựa chọn cho sự nghiệp của mình. Bên cạnh đó mức lương cho các vị trí kế toán thường rất cao. Nếu có kinh nghiệm và chuyên môn vững vàng, cơ hội dành cho bạn là rất rộng mở.
Tuy vậy, bất cứ nghề nào cũng có những khó khăn nhất định, và kế toán cũng vậy. Vì đặc thù của nghề đòi hỏi bạn phải có kiến thức chuyên sâu về ngành nên bằng cấp là yêu cầu bắt buộc. Ngoài ra vì công việc chủ yếu của kế toán là làm việc với các con số nên sẽ rất khô khan và áp lực, bạn cũng cần chuẩn bị tâm lý để đối mặt với những vấn đề này.
Nhân viên kỹ thuật
Kỹ thuật là một trong những lĩnh vực phát triển nhất hiện nay, chưa kể mang lại cho người làm nguồn thu nhập đáng kể và ổn định. Mức độ và phạm vi công việc khá rộng, yêu cầu nhiều kỹ năng khác nhau. Ngoài tấm bằng cử nhân chuyên ngành kỹ thuật, tính chất công việc đòi hỏi một nhân viên kỹ thuật còn phải trau dồi và phát triển các kỹ năng khác nhau, bao gồm cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm mới có thể đứng vững và gắn bó lâu dài với nghề. Đặc biệt là đối với các bạn sinh viên mới ra trường, chập những vào nghề khi bản cv xin việc chưa có nhiều kinh nghiệm.
Bản chất các công việc liên quan đến kỹ thuật là giải quyết các vấn đề, nghĩa là tìm ra các giải pháp tốt nhất để giải quyết các vấn đề, sự cố. Do tính chất công việc nên đòi hỏi người làm kỹ thuật phải biết “động não”, tư duy logic, cộng thêm khả năng sáng tạo, chứ không phải dập khuôn một cách máy móc các quy trình. Bằng việc vận dụng các kỹ năng máy tính, phần mềm để tạo ra và sử dụng các mô hình mô phỏng hệ thống phức tạp, từ đó đưa ra các giải pháp, đề xuất để giải quyết các vấn đề nhanh gọn. Không phải tất cả kỹ sư đều được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến việc xây dựng các mô hình mô phỏng. Tất nhiên nếu nắm được cách thức các mô hình hoạt động như thế nào có thể giúp bạn dễ dàng tìm ra đầu mối để khắc phục sự cố.
Đặc thù của các dự án kỹ thuật là cực kỳ phức tạp, liên quan đến hàng chục, hàng trăm nhà thầu, nhà đầu tư khác nhau. Chỉ cần một sai sót nhỏ trong khâu lên kế hoạch và khâu thực hiện cũng có thể dẫn đến tổn thất hàng chục thậm chí là hàng trăm triệu đồng cho nhà đầu tư. Những người làm kỹ thuật, ngoài việc giao tiếp, trao đổi với đồng nghiệp của mình còn phải tiếp xúc và trao đổi với những người ngoài lĩnh vực, bao gồm khách hàng. Kỹ năng giao tiếp quan trọng nhất đối với một nhân viên kỹ thuật là làm sao phải “dịch” được kiến thức chuyên môn của mình thành các thuật ngữ đơn giản, dễ hiểu để khách hàng của mình có thể hiểu được. Do tính chất công việc phức tạp và liên quan đến nhiều hạng mục, lĩnh vực khác nhau nên người làm kỹ thuật không bao giờ làm việc đơn lẻ cả mà sẽ làm việc nhóm. Vì vậy người làm kỹ thuật nhất định phải có khả năng làm việc nhóm, cộng tác và làm việc chung với nhiều người ở nhiều trình độ khác nhau.