Nội Dung Chính
Hồ Superior
Hồ Superior hay còn được gọi là hồ Thượng, là hồ lớn nhất trong Ngũ Đại Hồ ở Bắc Mỹ và xếp thứ 2 trong số những hồ lớn nhất thế giới hiện nay. Diện tích bề mặt hồ khoảng 82.414 km2, có dung tích hồ khoảng 12.100 km3. Hồ có vị trí gần kề với tỉnh Ontario (Canada) và tiểu bang Minnesota của Mỹ về phía bắc và với hai tiểu bang khác là Wisconsin và Michigan về hướng nam. Hồ Superior chứa gần 10% trữ lượng nước không đóng băng của cả thế giới. Hồ được cấp nước từ 7 con sông lớn của hai quốc gia là Mỹ và Canada. Bên cạnh đó, hồ cũng là nơi tập trung sinh sống của khá nhiều khu dân cư cùng với những nét truyền thống văn hóa rất đặc trưng.
Hồ Victoria
Hồ Victoria có diện tích khoảng 69.000km2, và cũng là hồ lớn nhất châu Phi đồng thời lớn thứ 3 trên thế giới. Hồ tọa lạc trong vùng thuộc biên giới với các quốc gia Uganda, Tanzania, Kenya. Hồ này nhận nguồn cấp nước chủ yếu là từ nước mưa và nhiều sông suối nhỏ. Bên cạnh đó, hồ Victoria là nơi bắt nguồn của dòng sông Nin Trắng, là một trong hai nhánh lớn của sông Nin Hùng Vĩ. Trên hồ có rất nhiều đảo nhỏ và thắng cảnh tuyệt đẹp, thích hợp cho những ai du lịch và nghỉ dưỡng. Quanh hồ có nhiều di tích lịch sử chứng minh từ thời xa xưa đã có hoạt động nông nghiệp sơ khai của loài người.
Biển Caspi
Biển Caspi được đánh giá là hồ nước lớn nhất thế giới với diện tích bề mặt khoảng 371.000 km2. Bởi vì nó không thông với đại dương nên đây cũng là hồ duy nhất gắn với tên biển. Nước của hồ có nồng độ muối khoảng 1,2%. Biển Caspi là một hồ nước nằm hoàn toàn trên đất liền, và không liên kết với biển hay đại dương nào khác. Xung quanh nó bao gồm lãnh thổ của 5 quốc gia là: Azerbaijan, Kazakhstan, Iran, Nga và Turkmenistan. Ngoài ra, sông Volga là con sông dài nhất châu Âu, và cũng là nguồn nước chính đổ vào biển Caspi. Vì nằm gần nhiều thành phố lớn nên biển Caspi rất thích hợp và thuận tiện cho việc phát triển du lịch. Bên cạnh đó, hệ động vật tại đây cũng khá phong phú và đặc trưng bao gồm cá tầm, cá dầy, cá Kutum, cá vền, hải cẩu Caspi, nhạn biển Caspi, mòng biển.
Hồ Michigan
Hồ Michigan là 1 trong 5 Ngũ Đại Hồ ở Bắc Mỹ, có diện tích bề mặt vào khoảng 58.016 km2, với trữ lượng nước vào khoảng 4918km3. Hồ Michigan cũng là hồ đứng thứ 5 về mặt diện tích trên thế giới, lớn thứ 3 trong Ngũ Đại Hồ, đồng thời cũng là hồ duy nhất trong 5 hồ nằm toàn bộ trên lãnh thổ của nước Mỹ. Hồ Michigan có khoảng 12 triệu người sinh sống xung quanh bờ hồ Michigan. Có nhiều thành phố nhỏ ở bắc Michigan đầu tư mạnh vào nghề du lịch nhờ tận dụng vào vẻ đẹp và các cơ hội giải trí mà hồ nước này mang lại.
Hồ Gấu Lớn
Hồ Gấu Lớn là một hồ lớn toạc lạc trong lãnh thổ nước Canada, với diện tích bề mặt vào khoảng 31.153 km2, và là hồ lớn thứ tư ở Bắc Mỹ, đồng thời lớn thứ 8 trên thế giới. Hồ nước này chảy qua sông Gấu Lớn vào sông Mackenzie. Ở khu vực này, cộng đồng dân cư duy nhất là người Deline với dân số chỉ 525 người. Hồ Gấu Lớn hoàn toàn bị băng bao phủ từ cuối tháng 11 đến tháng 7. Hồ có một đường băng có tên là Deline và nó được dùng trong vài tuần lễ mỗi năm để chuyên chở hàng hóa cung cấp cho cộng đồng những người Deline ở xa.
Hồ Great Slave
Đây là hồ nước ở vị trí thứ 10 trong số những hồ lớn nhất thế giới, với diện tích bề mặt vào khoảng 28.930km2. Đây cũng là một hồ nước lớn thuộc chủ quyền của đất nước Canada. Hồ được cho là một môi trường sinh thái với đa dạng các loài động thực vật tồn tại. Trong số đó, có những loài đặc trưng chỉ sinh sống tại hồ Great Slave mà thôi như cá hồi hồ, cá chó phương bắc, cá hồi trắng hồ, Thymallus arcticus,…
Hồ Baikal
Không chỉ được đánh giá là hồ nước ngọt sâu, lớn và cổ xưa nhất thế giới, mà hồ Baikal còn là một trong những biểu tượng của nước Nga xinh đẹp với những bí mật chưa được khám phá. Hồ Baikal tọa lạc ở phía nam Siberi, nước Nga. Hồ cũng là nơi cư trú của hơn 1700 loài động thực vật, đặc biệt hai phần ba trong số đó không thể được tìm thấy ở nơi nào khác. Ngoài ra, hồ Baikal còn nổi tiếng với độ tinh khiết vô cùng tuyệt vời. Nước ở đây chứa rất nhiều ôxy và không lẫn bất kỳ loại tạp chất gì. Thành phần độc đáo của nó cũng là đề tài lớn cho các nghiên cứu khoa học. Hồ đã được UNESCO công nhận là một di sản thế giới vào năm 1996.
Hồ Malawi
Hồ Malawi hay còn có tên gọi khác là hồ Nyasa, nó cũng là một trong những hồ nước lớn nhất ở châu Phi. Và đây cũng là hồ nước lớn thứ 9 trong những hồ lớn nhất thế giới trong thời điểm hiện nay, với diện tích bề mặt vào khoảng 29.600 km2. Hồ nằm trong khu vực giữa các nước Malawi, Mozambique, Tanzania. Vùng nước nhiệt đới xanh ngắt của hồ được xem là nơi sinh sống của vô số các loài cá, trong đó có trên 1000 loài cá hoàng đế. Đồng thời, đây cũng là một điểm lý tưởng để nghỉ dưỡng với khung cảnh tuyệt đẹp xung quanh hồ. Ngoài ra, Hồ Malawi đã được chính phủ Mozambique công nhận là khu bảo tồn vào năm 2011.
Hồ Tanganyika
Hồ Tanganyika có diện tích bề mặt vào khoảng 32.900km2, cũng là hồ lớn thứ 2 ở châu Phi, đồng thời lớn thứ 6 trên thế giới. Hồ được cung cấp nước bởi các con sông lớn gồm Ruzizi, Kalambo, Malagarasi. Hồ nước này nằm trong lãnh thổ của 4 nước gồm: Burundi, Tanzania, Zambia, CHDC Công Gô. Trong hồ có ít nhất là 250 loại cá cichlid cùng 150 loại cá khác. Vì thế, hồ là một nguồn thiên nhiên phục vụ cho các nghiên cứu về quá trình tiến hóa trong sự hình thành loài. Đồng thời, hồ cũng có giá trị lớn cho ngành công nghiệp đánh bắt cá. Theo ước tính mỗi năm tỷ trọng cá được khai thác là khoảng trên 150.000 tấn.