Top 9 Món ăn đặc trưng nhất làm nên văn hóa ẩm thực Hàn Quốc

SOONDUBU JJIGAE (SÚP ĐẬU PHỤ KHO)

Đây là món hầm cay và đặc của Hàn Quốc. Được mệnh danh là một trong những món ăn đường phố cay nhất. Mọi người đều biết đậu phụ là thực phẩm thanh đạm và tốt cho cơ thể. Món Soondubu jjigae sẽ mang đến một hương vị tuyệt vời với một vị cay kích thích vị giác của bạn. Đây là một lựa chọn thích hợp bởi hàm lượng protein cao tốt cho sức khỏe.  Súp được nấu từ đậu phụ, hải sản (tôm hoặc ngao, sò, hến) hoăc thịt, nấm, kim chi, rau và rất nhiều ớt. Người ăn thường đập quả trứng sống cho vào khi món hầm đang sôi. Món này mềm mại, dễ tiêu hóa và bổ dưỡng  nên được người dân Hàn vô cùng yêu thích. Đây là món ăn tinh tế mà bạn rất nên nếm thử nếu có dịp tới Seoul. 

BIBIMBAP (CƠM TRỘN HÀN QUỐC)

Là một trong những món ăn truyền thống ở xứ sở kim chi, bibimbap từ lâu đã nổi tiếng trên khắp thế giới, đặc biệt là tại các quốc gia châu Á. Với cách chế biến đơn giản cùng vị ngon lạ hòa quyện giữa cơm và các loại rau đã khiến bibimbap ngày càng được yêu thích hơn. Khi nấu, món này được đựng trong nồi cơm nóng hoặc trong tô bằng đá để giữ nhiệt. Một tô cơm trộn có ít nhất từ 6 đến 7 món trở lên. Cơm trộn Hàn Quốc đáng chú ý bởi nghệ thuật pha trộn màu sắc: màu trắng của cơm, màu xanh của rau, màu nâu của thịt, màu vàng của trứng… Sự pha trộn này đã tạo ra cái tên “cơm trộn”. Ngày nay, món cơm trộn đã thay đổi nhiều so với cơm trộn cổ truyền để có thể thích hợp với tất cả mọi người, chứ không chỉ riêng cho người Hàn Quốc. Trong các gia đình, đây được xem là một món ăn chính vì cách làm cơm trộn Hàn Quốc khá đơn giản, đem lại nguồn dinh dưỡng khá cao cho cơ thể. 

KIMPAP ( CƠM CUỘN RONG BIỂN)

Kimbap hay còn gọi là gimbap là tên gọi của món cơm gói trong lá rong biển (kim có nghĩa là rong biển, bap là cơm). Với cách làm rất đơn giản, các nguyên liệu dùng trong món kimbap đều là những thực phẩm tốt cho sức khỏe và có cân bằng
các giá trị dinh dưỡng. Món ăn gồm: Lá rong biển khô, cà rốt, dưa chuột, trứng, xúc xích, thanh cua, hạt mè rang chín, dầu mè… Kimbap hay được ăn cùng với củ cải muối hay kim chi. Một miếng kimbap ngon là khi có sự hài hòa về lá rong biển đủ dai, không quá cứng hay quá mềm, cơm trắng đủ độ dẻo, cà rốt được thái vừa ăn, trứng được rán chín tới và rau cải được luộc vừa phải. Mỗi thành phần đạt tới sự hoàn hảo thì miếng kimbap cũng đạt được vị ngon của nó. Vì vậy, người Hàn thường làm kimbap để mang đi ăn trong những buổi dã ngoại hoặc các sự kiện ngoài trời, hoặc là trong các bữa ăn trưa nhẹ. 

NAENGMYEON (MỲ LẠNH)

Có hai loại mì lạnh Naengmyeon là Naengmyeon-mul và Naengmyeon-bibim. Nếu Naengmyeon-mul được chế biến cùng nước dùng lạnh thì Naengmyeon-bibim lại được ăn kèm với nước sốt cay rồi trộn cùng các nguyên liệu giống món cơm bibimbap. Các dạng mì lạnh có thể mì hoặc miến, xào hoặc ăn kèm nước dùng nhưng có cùng chung đặc biệt là ăn kèm các thức phẩm giải nhiệt thanh mát như giá đỗ, dưa chuột, trứng luộc, rau xanh… Nước canh lạnh được làm từ gà lôi, có
thể thay thế bằng thịt và xương các loài khác. Mù tạt cay và giấm thường được người dùng thêm vào trước khi ăn. Một gói nhỏ bằng nhựa đựng mù tạt thường được cung cấp kèm theo loại naengmyeon đóng gói sắn. Đây là một món ăn được người Hàn Quốc ưa chuộng và xuất hiện nhiều trong các phim truyền hình nổi tiếng hay show thực tế, món ăn giải nhiệt tuyệt vời cho những ngày hè oi bức.

Japchae – Miến trộn Hàn Quốc

Miến trộn thập cẩm cung đình “Gungjung Japchae” là một trong những món ăn dâng lên nhà vua được chế biến từ các loại rau quả như dưa chuột, củ cải, giá đỗ xanh, rễ cây hoa chuông Doraji và nhiều loại rau khác. Ngày nay, Japchae đã trở thành món ăn đặc biệt tiếp đãi khách của gia đình. Phải tốn khá nhiều công sức và tâm huyết trong việc chế biến nên món miến trộn thập cẩm cung đình Gungjung Japchae chỉ xuất hiện trong những sự kiện quan trọng hay những dịp đặc biệt.

Nguyên liệu chính để làm món ăn này là miến và các loại rau theo mùa (thường là cà rốt thái lát mỏng, hành tây, rau bina, và nấm) và thịt (thường là thịt bò). Người Hàn dùng dầu mè (dầu vừng) để xào. Gia vị chính là xì dầu và ớt cùng hạt vừng. Japchae có thể ăn nóng hoặc nguội.

Mỳ tương đen

Mì tương đen, tiếng Hàn gọi là “jjajangmyeon”, là một món ăn “bình dân huyền thoại” mà người dân thuộc mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi đều giành tình yêu nồng nhiệt cho nó. Với công thức chế biến đơn giản lại cho ra một hương vị đậm đà, “jjajangmyeon” luôn là sự lựa chọn hàng đầu của người dân xứ Hàn và đặc biệt là với những du khách đến với Hàn Quốc. Với 2 thành phần chính trong món ăn đó là mì và sốt, dễ tìm thấy, dễ chế biến, mì tương đen đã dần dần làm nên “thương hiệu” của mình và trở thành món ăn gia đình quen thuộc của người dân “xứ sở kim chi”. Nguyên liệu chính để làm ra món mì tương đen là mì tươi và nước sốt. Phần nước sốt của mì là quan trọng nhất, được làm từ tương đen. Người Hàn Quốc dùng tương đen phối hợp với các gia vị truyền thống, thêm rau củ như khoai tây, bí xanh, cùng với làm thịt, hay hải sản cắt miếng vuông vừa ăn đun đến khi sệt lại. Sau khi hoàn thành nước sốt tương đen chuẩn vị, đem mì đã chín trộn cùng là có thể ăn ngay.

Galbi – sườn nướng

Galbi là tên gọi chung của các món sườn nướng trong ẩm thực của người Hàn Quốc. Galbi thường là thịt sườn bò hoặc lợn hoặc gà tẩm xì dầu (kanch’ang) rồi nướng. Khi dùng sườn bò, nó còn được gọi là “sokalbi” hoặc “soekalbi”. Còn nếu dùng sườn lợn hoặc sườn gà thì được gọi là “twaechi galbi” hoặc “t’ak galbi”. Tuy nhiên, vì sườn bò hay được dùng hơn cả, nên nhiều khi chỉ Galbi không thôi cũng hàm ý món sườn bò nướng.  Sườn nướng là món ăn được yêu thích của nhiều gia đình bởi hương vị thơm ngon, đậm đà của thịt. Tuy nhiên, sườn khi nướng nhiều khi lại khô, chắc, không ngon. Do vậy, để sườn nướng muốn ngon có thể có nhiều cách, nhưng trước hết không ướp sườn với muối, chỉ ướp nước tương hoặc nước mắm. Khi nướng, không ấn miếng thịt mà phải để cho thịt chín tự nhiên và thường xuyên phết nước ướp lên sườn, tránh trở nhiều lần. Ngoài ra còn có kỹ thuật nướng hai lần. Lần đầu nướng sơ rồi cho trở lại vào nước ướp, thỉnh thoảng trở cho sườn thấm. Khi gần ăn mới lấy ra nướng lại cho sườn chín hẳn. Trong khi nướng chỉ nên để lửa nhỏ vừa, chú ý là khi nướng thịt thì phải trở đều các mặt và thoa thêm chút ít dầu ăn ở mỗi bên thịt để thịt không bị khô.

BÁNH GẠO TTEOKBOKKI

Tteobokki bắt mắt bởi màu đỏ tươi rất mời gọi và xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ những quán ăn đường phố cho đến những nhà hàng sang trọng. Trên khắp các phố Hàn Quốc mùa tuyết rơi, tteokbokki càng trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.

Tteokbokki hiện tại được chế biến từ món bánh gạo xào cùng nhiều thành phần khác như thịt bò, giá đỗ, hành, nấm, cà rốt, hành tây, chả cá… và tương ớt cay, vì vậy tteokbokki thường rất cay và ngon hơn khi ăn nóng. Cách ăn tteokbokki theo kiểu truyền thống là luộc bánh gạo hình trụ và ăn chúng với tương ớt đỏ, tương đậu lên men, nước tương đậu nành,
và đường, với những hạt mè được rắc lên trên cùng. Nước sốt bibim – một hương vị cân bằng giữa vị ngọt, mặn và cay – là một loại nước sốt tuyệt vời cho bánh gạo dai.

BULGOGI (THỊT NƯỚNG BBQ)

Bulgogi truyền thống là món nướng nhưng nhiều khi món thịt này cũng được chế biến bằng cách chiên trong chảo. Món này cũng thường được dùng kèm với rau diếp hay các loại rau ăn lá khác, thịt bò thường được cuộn trong rau và chấm
với ssamchang hay các loại gia vị khác. Thịt được ướp với một hỗn hợp của nước tương, đường, dầu mè, tỏi và các gia vị khác như hành lá, hoặc nấm, đặc biệt là nấm nút trắng hoặc nấm hương. Nước sốt đầy hương vị với đủ cung bậc chua-cay- mặn-ngọt này tạo nên sức hấp dẫn khó cưỡng cho món ăn. Bạn sẽ không tìm thấy Bulgogi trong các bữa tiệc nướng ngoài trời hay trên bãi biển, mà là trong chính các quán xá nhỏ nhắn ven đường. Thử tưởng tượng một ngày đông, dạo bước trên đường phố Seoul với bàn tay lạnh cóng, bắt gặp một quán nướng bên đường thì tuyệt vời. Chính vì thế, văn hóa “lê la” hàng quán và thưởng thức Bulgogi luôn được người Hàn, bất kể tầng lớp, ưa chuộng.

Trả lời